CÁC PHƯƠNG THỨC THÔNG KHÍ CƠ HỌC

CÁC PHƯƠNG THỨC THÔNG KHÍ CƠ HỌC

1.LỊCH SỬ

Trải qua các thời kỳ khác nhau việc ứng dụng các phương thức thông khí cơ học cũng có những bước tiến khác nhau, do hiểu biết về sinh lý hô hấp liên quan đến thông khí cơ học và đặc biệt nhờ sư tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong vực y học nên đã cho ra đời nhiều máy thở mới. Các phương thức thông khí cơ học được ứng dụng được tóm tắt như sau:

-Thập kỷ 50 của thế kỷ XX: Hầu như ứng dụng thông khí kiểm soát(CONTROL). Năm 1952: Thông khí nhân tạo áp lực dương (IPPV). Sau đó có trigger: Control và A/C

– Thập kỷ 60: Sử dụng thông khí áp lực dương liên tục và áp lực dươngcuối kỳ thở ra (CPAP/PEEP).

– Năm 1973: Kirby – Down áp dụng kiểu thông khí kiểm soát bắt buộc thì thở vào (inspiratory mandatory ventilation: IMV).

-Thập niên 1980: Áp dụng thông khí kiểm soát ngắt quãng đồng thì(SIMV) – điều khiển bằng vi xử lý

-Thập kỷ 90: Ứng dụng máy thở kiểu PSV, ASV (Dual-CONTROL) và hiện nay phối hợp nhiều kiểu thở trên cùng một phương thức thở máy.

2. CÁC PHƯƠNG THỨC THỞ MÁY CHỦ YẾU

Có hai nhóm phương thức (mode) chủ yếu:

– Thông khí cơ học kiểm soát (Controlled Ventilation): Máy thở cung cấp các nhịp thở bắt buộc, do đó máy thở quyết định tất cả.

-Thông khí cơ học hỗ trợ (Assisted Ventilation): Bệnh nhân khởi động và quyết định về tần số, máy thở hỗ trợ thêm và quyết định các thông số còn lại, vì vậy máy cung cấp các nhịp thở hỗ trợ

2.1. Thông khí cơ học kiểm soát

– Thông khí cơ học kiểm soát (controlled mechanical ventilation – CMV) có đặc điểm là máy khởi động và kiểm soát tất cả các thông số.

– Có hai loại: Kiểm soát thể tích, kiểm soát áp lực.

+ Kiểm soát thể tích là “thổi” vào phối một thể tích khí hằng định

+ Kiểm soát áp lực là “thổi” vào phối với một áp lực hằng định

– Là mode có trong các máy thở sản xuất trước thập niên 1980. Hiện nay chỉ còn sử dụng dưới dạng mode A/C.

2.1.1. Thông khí cơ học kiểm soát thể tích

+ Vt và PF được đặt trước.

+ Ti được tính từ Vt và PF.

+ Sự phân phối khí phụ thuộc vào độ giãn nở của hệ hô hấp của bệnh nhân.

+ Dạng sóng dòng khí: Vuông, hình Sin, dạng sóng giảm dần.

Sơ đồ 1. Phương thức thông khí kiểm soát thể tích (VCV)

– Ưu điểm:

+Đảm bảo thể tích thông khí phút (VE) và VT.

+ Phần đông người hồi sức quen dùng.

– Nhược điểm:

+ Áp lực không kiểm soát được nên có thể gây tăng áp lực khi tăng sức cản (R) hoặc giảm độ giãn nỡ (C). Vì vậy có thể gây chấn thương phổi do áp lực(Barotrauma).

+ Tốc độ và dạng sóng được đặt trước, độc lập với nhu cầu của bệnh nhân (không đáp ứng được khi nhu cấu của bệnh nhân tăng dẫn đến đói dòng, tăng công thở (WOB).

+ Kiểu dòng thở vào không sinh lý (vuông, sin, giảm dần …).

2.1.2. Thông khí hỗ trợ – kiểm soát

– Đặc điểm:

+ Khi bệnh nhân ngưng thở hay không trigger được máy thì máy tự động cung cấp nhịp thở kiểm soát (trigger theo thời gian).

+ Khi bệnh nhân tự thở đạt mức nhạy (bệnh nhân trigger băng áp lực hoặc dòng) thì máy sẽ cung cấp nhịp thở với các thông số (Vt) đã cài đặt.

-Đây là phương thức thở (Mode) thông dụng nhất hiện nay được áp dụng ngay khi có chỉ định thở máy cho hầu hết bệnh nhân: Lợi điểm là ít gây chống máy, an toàn, nhưng bất lợi là hay gây tăng thông khí dẫn đến kiềm hộ hấp..

2.1.3. Thông khí cơ học kiểm soát áp lực:

+ P: Là thông số kiểm soát.

Pi được tạo ra trong thời gian rất ngắn.

Sau đó duy trì Pi trong suốt Ti

+ Ti sẽ quyết định việc kết thúc kỳ thở vào (Timecycle).

+ Dạng sóng dòng khí:

Sơ đồ 2. Phương thức thông khí kiểm soát áp lực (PCV)

– Ưu điểm:

+ Đảm bảo áp lực thở vào (P) do đó giảm chấn thương phổi do áp lực

+ Dòng khí: Được tạo ra theo nhu cầu thực tế của bệnh nhân. Dòng thay đổi theo độ đàn hồi (C), theo sức cản đường thở (R) và cố gắng thở tự nhiên của bệnh nhân. Dòng thở vào sinh lý hơn kiểu thở kiểm soát thể tích (VCV),

– Nhược điểm

+ Không đảm bảo VT, VE.

+ Bác sĩ ít quen dùng.

2.2. Thông khí kiểm soát ngắt quãng

– Có 2 mode thở cơ bản là thông khí kiểm soát ngắt quãng (IMV) và thông khí kiểm soát ngắt quãng đồng thì (SIMV)

– Đặc điểm:

+Nhịp thở xen kẽ các khoảng bệnh nhân thở tự nhiên và khoảng có nhịp thở kiểm soát của máy (bệnh nhân trigger nếu là SIMV hoặc máy trigger theo thời gian (IMV).

+ Là sự kết hợp các loại nhịp thở: Tự thở, hỗ trợ, bắt buộc.

+ Nếu bệnh nhân ngưng thở, máy sẽ trigger nhịp thở bắt buộc (P hoặc V) theo tần số SIMV đặt trước.

– Ưu điểm:

+Tạo điều kiện cho bệnh nhân thở tự nhiên, giảm bớt chống máy

+Giảm bớt tăng thông khí gây kiềm hô hấp

– Nhược điểm:

+ Vẫn còn nguy cơ tăng thông khí, kiềm hô hấp.

+ Tăng công thở trong nhịp thở tự nhiên.

+ Chống máy.

– Chỉ định (có thể kết hợp với mode PSV):

+ Bệnh nhân tự thở nhưng chống máy.

+ Thở máy dài ngày.

+ Chuẩn bị cai máy.

2.3. Thông khí hỗ trợ áp lực

-Điều kiện áp dụng: Bệnh nhân tự thở đạt mức nhạy trigger.

-Cách hoạt động:

+Bệnh nhân sẽ khởi động máy thở bằng trigger áp lực (pressure) hoặc lưu lượng(flow). Máy hỗ trợ thêm với một áp lực đặt trước (Pi)

+ Khi bệnh nhân ngưng thở vào sẽ làm áp lực đỉnh (Pfi) giảm xuống đột ngột đến mức đặt trước (< 40% PF) dẫn đến máy đóng van thở vào và mở van thở ra.

– Ưu điểm:

+ Bệnh nhân tự quyết định thời điểm bắt đầu và chấm dứt thì thở vào cho nên rất ít chống máy. Giảm nhiều công thở (WOB).

– Nhược điểm:

+ Không áp dụng cho bệnh nhân thở không đạt mức nhạy trigger.

+ Thể tích lưu thông (VT) thay đổi theo sức cản đường thở (R) và độ giãn nở đường thở (C).

– Chỉ định (có thể kết hợp với mode SIMV):

+ Thở máy dài ngày tránh lệ thuộc máy, chuẩn bị cai máy.

Sơ đồ 3. Phương thức thông khí hỗ trợ áp lực (PSV)

3. CÁC PHƯƠNG THỨC THÔNG KHÍ CƠ HỌC MỚI

– Thông khí áp lực sụt giảm chu kỳ – APRV (Airway Pressure Release.Ventilation).

-Thông khí với thể tích phút bắt buộcMMV (Mandatory MinuteVolume).

– Thông khí với dòng liên tục – CFV (Continuous Flow Ventilation).

-Thông khí kiểm soát thể tích điều hòa áp lực – PRVC (PressureRegulated Volume Control).

-Thông khí áp lực khíđạo hai pha – BIPAP (Biphasic Positive Airway.

-Thông khí hỗ trợ áp lực đảm bảo thể tích – VAPS (Volume Assured Hỗ trợ áp lực).

– Thông khí hỗ trợ thể tích – VSV (Volume Supported Ventilation).Thông khí hỗ trợ thích ứng – ASV (Adaptive Support Ventilation).- Thông khí áp lực thích ứng – APV (Adaptive Pressure Ventilation).

Chỉ mục