NGUYÊN TẮC THĂM KHÁM VÀ XỬ TRÍ CÁP CỨU BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC CẤP
1. NGUYÊN TẮC CHUNG
1.1. Nguyên tắc điều trị đối với bệnh nhân ngộ độc
– Hồi sức toàn diện và điều trị các triệu chứng.
– Các biện pháp chống độc đặc hiệu.
1.2. Tùy thuộc vào giai đoạn ngộ độc
– Khi bệnh nhân chưa có triệu chứng (đến sớm): Ưu tiên các biện pháp chống độc.
– Khi bệnh nhân đã có triệu chứng: Ưu tiên các biện pháp hồi sức và điều trị triệu chứng.
2. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ
2.1. Cấp cứu ban đầu
Ngay khi tiếp xúc với bệnh nhân trong vòng vài phút đầu tiên cần xác định và thực hiện ngay các biện pháp nhằm bảo đảm tính mạng và ổn định tình trạng bệnh nhân (không để bệnh nhân chết trong khi đang thăm khảm…). Việc xác định được thực hiện bằng nhìn bệnh nhân, sờ mạch và lay gọi bệnh nhân. Các tình huống cần giải quyết ngay thuộc về 3 hệ cơ quan sống còn bao gồm hồ hấp, tuần hoàn và thần kinh.
2.1.1. Hô hấp
– Nếu có suy hô hấp như thở chậm, ngừng thở, thở nhanh nông, xanh tím, vã mồ hôi, co kéo các cơ hô hấp → can thiệp hỗ trợ hô hấp.
– Mục đích can thiệp nhằm khai thông đường thở, bảo đảm thông khí, bổ sung oxy trong khi thở vào để bảo đảm tình trạng oxy hoá máu.
– Các biện pháp can thiệp như ngứa cổ, thở oxy, hút đờm dãi, đặt canuyn mayo, bóp bóng am-bu, thổi ngạt, đặt nội khí quản, mớ khi quần, thở máy, dùng các thuốc giãn phế quản….
2.1.2. Tuần hoàn
Có 2 tình trạng cần xử lý cấp gồm loạn nhịp và tụt huyết áp
– Loạn nhịp:
+ Nhịp chậm dưới 60 lần/phút: Atropin 0,5 mg tĩnh mạch, nhắc lại cho đến khi mạch > 60 lần/phút. Nếu nhịp tim chậm không cải thiện kèm với tụt huyết áp truyền adrenalin 0,2 µg/kg/phút, điều chỉnh liều theo đáp ứng bệnh nhân.
+ Nhịp nhanh: Ghi điện tim và xử trí theo từng loại loạn nhịp
Nhanh thất, rung thất, xoắn đinh: Sốc điện khử rung.
• Nhanh xoang, nhanh trên thất: Digoxin, amiodaron…
– Tụt huyết áp:
+ Trước hết cần xác định có giảm thể tích tuần hoàn không, nếu có truyền dịch bảo đảm thể tích.
+ Nên đặt catheter tĩnh mạch trung tâm để đánh giá đáp ứng với liệu pháp truyền địch và dùng thuốc vận mạch theo đường này.
+ Khi đã loại trừ giảm thể tích mà vẫn tụt huyết áp thi cho thuốc vận mạch. Thường dùng noradrenalin (0,1 – 3 µg/kg/phút), nếu tụt huyết áp do viêm cơ tim nhiễm độc dùng dobutamin (5 – 20 µg/kg/phút), tăng liều tùy đáp ứng bệnh nhân; nếu huyết áp vẫn còn tụt phối hợp thêm thuốc khác như adrenalin (khởi đầu 0,1 µg/kg/phút) và/hoặc dopamin (5-20 µg/kg/phút).
2.1.3. Thần kinh
Có 2 tình trạng cần xử lý cấp gồm co giật và hôn mê
– Co giật: Cắt cơn giật bằng các loại thuốc
+ Diazepam ổng 10 mg tiêm tĩnh mạch nhắc lại cho đến khi cắt được cơn giật. Sau đó truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp duy trì để khống chế cơn giật. Có thể thay thuốc duy trì bằng Gardenal viên 0,1 g uống từ 1 đến 20 viên/ngày tuỷ theo mức độ co giật. Trường hợp co giật do ngộ độc hoá chất bảo vệ thực vật đã phải dùng Gardenal kéo dài hàng tháng, liều cao nhất 2 g/ngày, giảm dần sau 1 tháng xuống 1 viên/ngày và duy trì tiếp nhiều tháng sau.
+ Nếu không cắt cơn giật được hoặc bệnh nhân suy hô hấp do Diazepam thì chỉ định đặt nội khí quản phối hợp thuốc Propofol 2 mg/kg tiêm tĩnh mạch kết hợp giảm đau và giãn cơ.
– Hôn mê:
+ Glucose ưu trương 50% tiêm tĩnh mạch 50 ml kèm vitamin B1 100 mg.
+ Naloxon 0,4-2 mg tĩnh mạch chậm để loại trừ quá liều heroin.
+ Bảo đảm hô hấp chống tụt lưỡi, hít phải do trào ngược….
2.2. Hỏi bệnh, khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng
2.2.1. Hỏi bệnh
Khoảng 95% chẩn đoán nguyên nhân ngộ độc là do hỏi bệnh, cần kiên trì, hỏi bệnh nhân và người nhà nhiều lần để nắm được thông tin trung thực. Yêu cầu người nhà mang đến vật chứng nghỉ gây độc (đồ ăn uống, vỏ lọ, bao bì thuốc, hoá chất, con vật…).
2.2.2. Khám toàn diện
Phát hiện tất cả các triệu chứng, tập hợp thành các hội chứng bệnh lý ngộ độc để giúp cho việc chẩn đoán nguyên nhân.
2.2.3. Các xét nghiệm cận lâm sàng
– Xét nghiệm định tính và định lượng độc chất để chẩn đoán loại độc chất, mức độ ngộ độc.
– Các xét nghiệm khác giúp chẩn đoán, đánh giá và theo dõi mức độ nặng của ngộ độc, các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị như xét nghiệm đánh giá đông máu, chức năng gan, thận, hô hấp, tuần hoàn….