NGỘ ĐỘC PARAQUAT

1. ĐẠI CƯƠNG

– Paraquat, tên khoa học là 1,1′-Dimethyl-4,4′ bipyridilium, thuộc nhóm chất diệt có tác dụng nhanh và không chọn lọc, có tác dụng ăn mòn, nó xúc tác chuyển hóa, gây ra phản ứng oxy hóa, giáng hóa NADPH, peroxy hóa lipid. Kết quả là sinh ra các gốc tự do OH, superoxid,, H₂O₂… gây hủy hoại tế bào phổi, thận, gan, tim…. Hậu quả suy đa tạng xảy ra trong vài giờ đến vài ngày. Nồng độ đình trong máu sau uống từ 2 đến 4 giờ.

– Tỉ lệ tử vong rất cao, nói chung 70 – 90%.

– Vi oxy và NADPH tham gia vào quá trình chuyển hóa gây độc, thở oxy đẩy nhanh quá trình xơ hóa tại phối làm cho bệnh nặng lên.

2. NGUYÊN NHÂN

– Tự tử là nguyên nhân hay gặp nhất, thường gặp ở đối tượng thanh thiếu niên. Đôi khi gặp một bệnh nhân uống nhầm do say rượu hay nhầm do bảo quản paraquat trong chai lọ đựng thông thường.

– Có thể gặp ngộ độc ở trẻ em do nhầm lẫn với nước uống.

3. CHÁN ĐOÁN

3.1. Triệu chứng

3.1.1. Lâm sàng

– Hỏi bệnh sử: Bệnh nhân khai uống hóa chất trừ cỏ màu xanh, lọ nhựa đựng dung dịch màu xanh, dung lượng 100 ml, 500 ml, 1000 ml, hàm lượng 20% hoặc 5%. Tên hoạt chất là paraquat (1,1′-Dimethyl-4,4′ bipyridilium).

– Lâm sàng:

+ Đến sớm: Cảm giác đau rát miệng họng, dọc sau xương ức và thượng vị. Viêm, loét, trọt miệng, họng, thực quản xuất hiện sau nhiều giờ. Sau vài ngày loét miệng họng có giả mạc trắng dày, bần.

+ Khó thở: Khó thở sớm do tổn thương phổi, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, phù phổi cấp. Nếu bệnh nhân sống sót sau những ngày đầu sẽ xuất hiện khó thở tiến triển suy hô hấp do hiện tượng xơ hóa phế nang, tăng lắng đọng collagen.

+ Suy thận sớm trong ngày đầu tiên do tổn thương ống thận trực tiếp hoặc do rối loạn huyết động. Suy thận làm giảm độ thanh thải paraquat làm ngộ độc nặng hơn.

+ Hủy hoại tế bào gan có thể xuất hiện ở những ngày sau. Tổn thương gan có thể hồi phục được, chủ yếu bệnh nhân tử vong do tổn thương phổi không hồi phục.

+ Suy tuần hoàn: Suy tim, tụt huyết áp: Có thể do suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, trung thất, độc tính trực tiếp trêm tim. Ngừng tim trong ngày đầu tiên thường gặp ở những bệnh nhân ngộ độc với số lượng rất lớn (>50ml).

3.1.2. Cận lâm sàng

3.1.2.1. Xét nghiệm paraquat

– Định tính: Bệnh phẩm là dịch dạ dày (đến sớm trước 2 giờ), nước tiểu (dương tỉnh sau 6 giờ và âm tính sau 24 giờ, có thể dương tính sau 2 – 3 ngày nếu có suy thận).

+ Test dithionite: Lấy 10 ml nước tiểu, cho 1 ml NH3 25% vào, sau đó cho 3g natridithionide vào ngoáy đều, nếu nước tiểu có màu xanh lam là dương tính.

+ Có thể bán định lượng trong nước tiểu bằng phương pháp so màu. Nồng độ nặng, nguy cơ tử vong nếu > 10 mg/L nước tiểu.

– Định lượng: Định lượng paraquat trong máu trong 4 giờ > 1mg/L, sau 8 giờ > 0,5 mg/L là mức độ rất nặng nguy cơ tử vong cao.

3.1.2.2. Các xét nghiệm khác

Công thức máu, chức năng gan thận, khí máu động mạch, X quang phổi, chụp cắt lớp vi tính phối phát hiện tổn thương xơ phối.

3.2. Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán ngộ độc paraquat khi có hai trong ba tiêu chuẩn sau: Bệnh sử uống paraquat, lâm sàng loét lưỡi, họng và xét nghiệm paraquat dương tính.

3.3. Chẩn đoán mức độ

3.3.1. Ngộ độc nhẹ

Bệnh nhân uống < 20 mg/kg (người 50kg, uống < 1g, tương đương < 5ml dung dịch 20%).

Bệnh cảnh lâm sàng nhẹ, thường chỉ với triệu chứng tiêu hoá. Có thể hồi phục hoàn toàn.

3.3.2. Ngộ độc trung bình

Bệnh nhân uống 20 – 40 mg/kg (người 50 kg, uống 1- 2g, tương đương 5- 10ml dung dịch 20%).

Bệnh cảnh lâm sàng âm thầm hơn.

– Triệu chứng tiêu hóa: Bỏng niêm mạc miệng, thực quản.

– Suy hô hấp dần dần, phổi bình thường vài ngày đầu sau đó thâm nhiễm, mở hai phổi. Xơ phổi sau nhiều ngày đến nhiều tuần.

– Tổn thương thận nặng dần, creatinin tăng nhanh khác thường, không tương xứng với tăng urê.

– Hầu hết bệnh nhân tử vong trong vòng từ 1 đến 5 tuần.

3.3.3. Ngộ độc nặng

Bệnh nhân uống > 40mg/kg (người 50 kg uống > 2g, tương đương >10ml dung dịch 20%). Biểu hiện lâm sàng với:

– Suy đa phủ tạng tiến triển nhanh chóng.

Giai đoạn sớm: Bỏng, loét miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột gây viêm, chảy máu đường tiêu hóa.

– Suy hô hấp: Có thể xảy ra rất sớm hoặc muộn từ 2 – 14 ngày tùy theo mức độ nhiễm. Biểu hiện sớm như tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, viêm phối sặc hoặc hội chứng suy hô hấp cấp.

– Hoại tử ống thận, suy thận rõ sau 24 giờ, thiểu niệu, vô niệu, tiên lượng xấu (95% tử vong).

– Viêm gan, suy gan, hoại từ vỏ thượng thận.

– Nhịp nhanh xoang, loạn nhịp thất, suy tim.

– Hôn mê, phù não, co giật, xuất huyết vỏ não, thân não.

– Tăng bạch cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch, sau đó ức chế tuỷ, giảm 3 dòng tế bào máu.

– Tử vong do suy đa tạng trong thời gian tính bằng giờ, tối đa vài ngày.

3.4. Chẩn đoán phân biệt

– Ngộ độc các chất ăn mòn đường tiêu hóa khác: Bỏng axit, kiềm.

– Ngộ độc các thuốc diệt cỏ lành tính khác: Gây loét miệng họng và đường tiêu hóa nhưng không gây tổn thương tạng và gây tử vong: Glyphosate.

– Ngộ độc nereistoxin: Là hóa chất trừ sâu dạng bột màu xanh lam nhạt, có tính ăn mòn, các triệu chứng tiêu hóa xuất hiện nhanh, ồ ạt gây bệnh cảnh sốc, tử vong nhanh do suy đa tạng.

4. ĐIỀU TRỊ

Các biện pháp tẩy độc và tăng thải độc phải thực hiện đồng thời càng sớm càng tốt, không để biện pháp này ảnh hưởng đến biện pháp khác.

4.1. Hạn chế hấp thu độc chất

– Gây nôn: Trong vòng 1 giờ đầu nếu bệnh nhân tỉnh táo, hợp tác tốt.

– Rửa dạ dày: Trong vòng 2 giờ đầu, rửa tới khi dịch rửa hết màu xanh.

– Các chất hấp phụ:

+ Than hoạt đơn liều: 1g/kg/lần.

+ Sorbitol liều gấp đôi liều than hoạt.

+ Đất sét, đất thịt hoặc đất thường chỉ khi ở xa bệnh viện: Pha nước uống.

4.2. Tăng thải trừ chất độc

– Bài niệu tích cực: Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm truyền dịch, lợi tiểu đảm bảo 200 ml/giờ. Tránh phù phổi cấp do quá tải dịch.

– Lọc hấp phụ mẫu: Khi paraquat còn dương tính. Ưu tiên càng sớm cảng tốt, tốt nhất trước 8 giờ.

+ Các loại quả lọc hấp phụ: Cột than hoạt hoặc cột resin tùy theo khả năng của từng cơ sở, đã giảm được tỷ lệ tử vong xuống dưới 50%.

+ Các biện pháp lọc máu khác: Chạy thận ngắt quãng, siêu lọc máu, thẩm tách máu liên tục, thay huyết tương không có hiệu quả thực sự trong đào thải paraquat máu.

4.3. Liệu pháp ức chế miễn dịch

– Methyl prednisolon: 15mg/kg/ngày (pha với 200ml glucose 5%, truyền tĩnh mạch trong 2 giờ), dùng trong 3 ngày và cyclophophamide: 15mg/kg/ngày (pha với 200ml glucose 5%, truyền tĩnh mạch trong 2 giờ) trong 2 ngày.

Sau đó: Dexamathason 8mg/lần x 3 lần/ngày, trong 14 ngày, tiêm tĩnh mạch, sau đó giảm dần liều và ngừng.

– Nếu PaO2 < 60 mmHg: Dùng lại ngay methylprednisolon như trên x 3 ngày, nhắc lại cyclophosphamide liều như trên trong 1 ngày (chỉ nhắc lại thuốc này nếu lần dùng trước cách xa trên 14 ngày và bạch cầu >3G/L).

4.4. Các thuốc chống oxy hóa

Tác dụng chưa rõ ràng.

– N-acetylcystein tĩnh mạch: Là chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn quá trình xơ phổi gây ra do các gốc oxy tự do.

– Vitamin E: 300 mg x 2 lần/ngày, uống.

– Deferioxamine (Desferan, dùng sau lần lọc máu đầu tiên): 100 mg/kg, pha với 500ml glucose 5%, truyền tĩnh mạch21 ml/giờ, dùng 1 ngày.

4.5. Điều trị hỗ trợ

– Cung cấp thêm oxy khi PaO2< 40 mmHg hoặc SpO2< 80%.

– Các thuốc băng niêm mạc và giảm tiết dịch vị: Ưu tiên đường tĩnh mạch.

– Thuốc giảm đau: Bậc 2, bậc 3.

– Dinh dưỡng đường tĩnh mạch: Dùng lipid 20% x 500 ml/ngày, truyền tĩnh mạch chậm liên tục 50 ml/giờ. Truyền nhanh có thể gây tụt huyết áp. Ngoài tác dụng dinh dưỡng còn có tác dụng giữ paraquat trong máu chờ lọc hấp phụ.

– Giải thích cho gia đình bệnh nhân: Cần giải thích để hợp tác khi điều trị và hiểu được mức độ nặng ngộ độc và tiên lượng của bệnh nhân.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Tiên lượng nặng nguy cơ tử vong nếu uống paraquat số lượng > 20 mg/kg (5 ml, bệnh nhân 50 kg), rửa dạ dày và than hoạt muộn hoặc không đúng kỹ thuật, đặc biệt lọc máu hấp phụ muộn sau 8 giờ.

Các biển chúng có thể gặp: Suy hô hấp, xơ phổi tiến triển, suy thận, viêm gan. Tổn thương gan thận có thể hồi phục được. Tổn thương phối không hồi phục thường là nguyên nhân khiến bệnh nhân tử vong. Nếu bệnh nhân sống sót qua những ngày đầu tiên phổi sẽ tiến triển xơ hóa và gây ra bệnh lý phổi hạn chế.

6. PHÒNG BỆNH

– Bảo quản thuốc diệt cỏ ở nơi xa tầm tay của trẻ.

– Không đựng paraquat trong các chai lọ thông thường hoặc chai lọ dân nhẫn đồ ăn nước uống.

– Chỉ sử dụng dạng chế phẩm nồng độ thấp 5%. Tránh dùng các loại có nồng độ cao như 20% hay 50%.