BỆNH THỦY ĐẬU – ZONA
BỆNH THỦY ĐẬU – ZONA
1. GIỚI THIỆU
Thủy đậu (chickenpox) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của bệnh là sốt, phát ban và nốt đậu trên da, niêm mạc, mọc thành nhiều đợt cách nhau 3 – 4 ngày.
Bệnh zona (herpes zoster) là bệnh nhiễm trùng da với biểu hiện là các ban đỏ, mụn nước.bọng nước tập trung thành đám, thành chùm dọc theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên,
Bệnh thủy đậu và bệnh Zona đều rất dễ lây và cùng do Varicella-Zoster virus (VZV) gâyra. Thủy đậu là đáp ứng miễn dịch tiên phát của ký chủ đối với virus Varicella zoster, còn bệnhZona là do sự tái hoạt động của virus Varicella zoster đã tồn tại trong cơ thể dưới dạng tiềm ẩn ở rễ thần kinh cảm giác cạnh cột sống. Ngoài biểu hiện bóng nước, người mắc bệnh zona thườngcó triệu chứng đau nổi bật. Bệnh hay gặp ở những người già, những người suy giảm miễn dịch, đặc biệt ở người nhiễm HIV/AIDS.
2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Varicella-Zostervirus (VZV) là một loại virus có kích thước lớn, thuộc họ Herpesviridae, được phân lập năm 1952. Virus có axit nhân là DNA, kích thước khoảng 150-200 nm. Ở bên ngoài cơ thể, virus kém bền vững. Nuôi cấy virus trong tế bào phôi gà và ở môi trường mô.
3. DỊCH TỄ HỌC
Bệnh thủy đậu chỉ xảy ra ở người. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng độ tuổi dể mắc bệnh nhất là trẻ em từ 1 đến 14 tuổi. Chỉ khoàng 10% người lớn trên 20 tuổi mắc bệnh. các nước nhiệt đới tần suất bệnh ở người lớn thường cao hơn.
Bệnh thủy đậu xảy ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở những nơi dân cư đông đúc như nhà trẻ, trường học, khu tập thể… Ở nước ta, trong những năm gần đây đã có rất nhiều vụ dịch thủy đậu vừa và nhỏ xảy ra rải rác khắp cả nước, nhất là ở những thành phố lớn..Bệnh thường xảy ra vào cuối đông, đầu xuân, cao điểm là vào các tháng 3 – 5 trong năm. Đường lây bệnh thủy đậu chủ yếu là đường hô hấp, qua những giọt nước bắn ra từ người bệnh, một số ít lây do tiếp xúc trực tiếp với nốt đậu. Thời gian lây bệnh bắt đầu 24 giờ trước có phát ban và kéo dài cho đến khi các nốt đậu bong vảy (7 – 8 ngày)..
Có thể bị nhiễm VZV mà không có biểu hiện lâm sàng. Thủy đậu gây miễn dịch vĩnh viễn sau khi bị nhiễm virus lần đầu, chỉ có một tỷ lệ nhỏ người mắc bệnh lần hai. Bệnh lần sau thường xảy ra ở những người có tổn thương hệ miễn dịch, những người đã chúng ngừa thủy đâu nhưng đáp ứng miễn dịch không đẩy đủ. Thủy đậu lần hai thường nhe.
Tỷ lệ mắc bệnh Zona khoảng 1,2-3,4/1000 người trẻ khỏe mạnh, trong khi đó ở nhữngời trên 65 tuổi, tỷ lệ này khoảng 3,9-11,8/1000 người. Bệnh có thể xảy ra quanh năm,không liên quan đến yếu tổ mùa. Tái phát bệnh thường xảy ra ở những người bị tổn thươnghệ miễn dịch.
4. CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ GIẢI PHẪU BỆNH
Virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, sinh sản và phát triển tại tế bảo thượng bì đường hô hấp, sau đó virus đến hệ liên võng nội mô, tăng sinh tại đây, sau đó vào máu, tiếp tục tăng sinh và lan rộng, gây tôn thương da và cơ quan nội tạng.
Các nốt đậu xuất hiện ở da và niêm mạc là do virus khu trú và phát triển tại đó. Khi virus sinh sản, tế bào biểu mô thoái hoá và phình ra kèm theo sự xuất hiện nhiều tế bào khổng lồ nhiều nhân và tế bào đa nhân ái toan hình thành mụn nước trong.
Trên hình ảnh giải phẫu bệnh là các mụn nước hoặc bọng nước có một ngăn trong da do các tế bào đáy và tế bào gai của nội mạc vi quản ở lớp sừng bị phình to, chứa nhiều dịch tiết, đồng thời xuất hiện nhiều tế bào đa nhân khổng lồ chứa nhiều thể vùi. Sau đó, mụn nước sẽ hoá đục với sự hiện diện của những bạch cầu đa nhân, các tế bào thoái hoá và fibrin, chứa rất nhiều virus. Hiếm khi có hoại tử và xuất huyết tại những mụn nước. Mụn nước có thể vỡ ra và tiết dịch hay tái hấp thu dần dần
Ở người đã mắc bệnh thủy đậu, sau khi khỏi, một số ít virus tồn tại trong các hạch thần kinh cảm giác cạnh cột sống dưới dạng tiềm tàng. Khi gặp điều kiện thuận lợi (các yếu tố khởi động) như suy giảm miễn dịch (suy giảm về thần kinh và thể lực, người già yếu, dùng thuốc ức chế miễn dịch, các bệnh về máu, đái tháo đường), bệnh tạo keo (đặc biệt là bệnh lupus ban đỏ),stress, điều trị tia xa, ung thư, HIV/AIDS,… virus sẽ tái hoạt, nhân lên trong thân các tế bào thần kinh và các hạt virus được giải phóng sẽ theo các dây thần kinh đến vùng da do dây thần kinh đó chi phối gây viêm lan tỏa và hoại từ thần kinh. Đồng thời, virus lan truyền ngược chiều đến da, niêm mạc và gây viêm tại chỗ, tạo các bóng nước.
Triệu chứng đau trong bệnh Zona là do viêm các dây thần kinh bị ảnh hưởng bởi virus.
5. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
A. BỆNH THỦY ĐẬU
5.1. Thời kỳ ủ bệnh
Thay đổi từ 10 – 21 ngày, trung bình 14 – 17 ngày.
5.2. Thời kỳ khởi phát
Bệnh nhân có thể sốt nhẹ hoặc không sốt, mệt mỏi, nhức đấu, thường kèm theo viêm họng, viêm long đường hô hấp trên, đôi khi có đau bụng nhẹ. Có trường hợp sốt cao 39-40°C mê sảng, co giật.
Thời kỳ này kéo dài khoảng 24 giờ.
5.3. Thời kỳ toàn phát
Trên da mặt, đầu, niêm mạc, cổ, lưng nổi những nốt đậu hình tròn hoặc hình giọt nước trên viền da màu hồng. Nốt đậu có đường kính 3 – 10 mm, lúc đầu chứa một chất dịch trong.sau khoảng 24 g giờ thì hóa vàng. Nốt đâu hình cầu, một số nột hơi lõm ở giữa (ban điển hình).Chúng mọc nhiều đợt trên một vùng da nên ta có thể thấy chúng ở nhiều lửa tuổi khác nhau:dạng phát ban, dạng nốt đậu trong, nốt đậu đục, dạng đóng vảy. Các nốt đậu xuất hiện liên tục trong vòng 5 ngày đầu tiên, hết đợt này đến đợt khác.
Ban thủy đậu mọc rải rác khắp người, nhất là trên da đầu, có xu hướng dày hơn ở bụng ngực, mặt trước da chân, tay, thưa hơn ở mặt, trên lòng bàn tay, chân hầu như không có. Những trường hợp ban ít thì ở chân tóc bao giờ cũng có ban; chi dưới là nơi cuối cùng có các nốt đậu. Nốt đậu có thể mọc ở niêm mạc miệng, đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, âm đạo, gây ra các triệu chứng nuốt đau, khó thờ, tiểu rát…
Bệnh nhân thường bị ngứa nhẹ, có thể sốt nhẹ hoặc không sốt. Số lượng nốt đâu càng nhiều bệnh càng nặng, những trường hợp này nốt đậu thường mọc nhiều, kéo dài, ở dạng xuất huyết.
5.4. Thời kỳ hồi phục
Sau 4 – 6 ngày, hầu hết nốt đậu đóng vảy, khô và rụng đi, không để lại sẹo trừ khi gãi loét và bội nhiễm.
B. BỆNH ZONA
5.5. Tiền triệu
Bệnh có tiền triệu với sốt, mệt mỏi, cảm giác bất thường trên một vùng da như bỏng, nông rát, châm chích, tê rần, nhất là về đêm, kéo dài khoảng 48 giờ trước khi xuất hiện các tổn thương da rõ ràng, hiểm gặp hơn là dị cảm ở một vùng hoặc nhiều dây thần kinh chỉ phối. Kèm theo cơ thể nhức đầu, sợ ánh sáng và khó chịu.
Thời kỳ này được cho là thời kỳ virus lan truyền dọc dây thần kinh.
5.6.Khởi phát
Khoảng nửa ngày đến một ngày sau, trên vùng da có dấu hiệu tiền triệu xuất hiện những mảng đỏ, hơi nề nhe, dưới dạng hồng ban đát sẵn, đường kính khoàng vài cm gờ cao hơn mặt da, sắp xếp dọc theo đường phân bố thần kinh và dần dần nối với nhau thành dải, thành vệt.
5.7. Toàn phát
Giai đoạn toàn phát đặc trưng với sự xuất hiện các mụn nước
Các tổn thương ban bắt đầu dưới dạng hồng ban dát và nhanh chóng chuyển thành mụn nước, bọng nước tập trung thành đám giống như chùm nho. Các mụn nước bắt đầu xuất hiện 1-3 đợt trong vòng 3-5 ngày. Tổn thương mụn nước thường chỉ ở một t bên, không vượt quá đường giữa cơ thể và phân bố theo từng khoanh da của một dây thần kinh ngoại biên; cá biệt bị cả hai bên hay lan tỏa. Tỷ lệ các khoanh da thường gặp là ngực (53%), cổ (20%), vùng mắt do nhánh v1 của dây thần kinh sinh ba chỉ phối (15%) và vùng thắt lưng-cùng (11%). Lúc đầu mụn nước căng, dịch trong, sau đục, dần dần khô và đóng vảy tiết. Lây nhiễm xảy ra cao nhất trong giai đoạn này cho đến khi tổn thương khô lai,
Ở người cao tuổi, tổn thương thường nhiều, diện rộng; mụn nước, bọng nước có thể xuất tuyết, hoại từ, nhiễm khuẩn và tồn tại kéo dài, để lại sẹo xấu. Ở trẻ em tổn thương ít, tiến triển nhanh.
Thời gian trung bình từ khi có mụn nước đến khi lành sẹo khoảng 2-4 tuần nhưng cơn đau có thể kéo dài lâu hơn. Bệnh nhân đau dữ dội và thường không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường. Triệu chứng đau xuất hiện sớm, có thể trước cả tổn thương ngoài da và luôn thay đổi trong suốt thời gian bệnh tiến triển. Mức đô đau rất đa dang từ nhẹ như cảm giác rát bỏng, ẩm i tại chỗ hay nặng như kim châm, giật từng cơn. Triệu chứng đau thường phụ thuộc vào lứa tuổi. Ở trẻ em, người trẻ đau ít. Người lớn tuổi đau thành từng cơn, kéo dài, thậm chí nhiều năm khi tổn thương ngoài da đã lành sẹo, còn gọi là đau sau zona. Bên cạnh đau, bệnh nhân có thể bị dị cảm và rối loạn vận động.
Các rối loạn khác bao gồm: rối loạn bài tiết mồ hôi, vận mạch, phản xạ dựng lông (nhưng hiếm gặp).
Tổn thương liên quan đến hệ TKTW không phải là hiếm. Do virus cư trú trong hạch rễ thần kinh cảm giác, virus có thể ảnh hưởng đến bất cứ thành phần nào của não gây liệt dây thần kinh sọ, yếu cơ, liệt cơ hoành, bệnh lý bàng quang thân kinh (neurogenic bladder), hội chứng Guillain Barre và viêm tủy. Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị viêm não.
Hạch bạch huyếtvùng lân cận sưng to.
– Các thể lâm sàng của bệnh:
Theo vị trí tổn thương:
Zona liên sườn và ngực bụng: là thể lâm sàng hay gặp nhất, chiếm 50% trường hợp.
Zona cổ (đám rối cổ nông) và cổ cánh tay.
Zona gáy cổ: có tổn thương ở gáy, da đầu, vành tai.Zona hông, bụng, sinh dục, bẹn, xương cùng, ụ ngồi, đùi..
Theo hình thái tổn thương: những hình thái này thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, ung thư, hoá trị liệu,… bao gồm:
Zona lan tỏa (zoster phổ biến).
Zona nhiều dây thần kinh..
Zona tái phát.
+Các thể zona đặc biệt:
hay thần kinh
Zona mắt: chiếm 10-15% các thể zona. Do tổn thương thần kinh V hay thần kinh sinh ba chi phối cho mắt, hàm- trên và hàm dưới, trong đó tổn thương nhánh mắt cao gấp 5 lần các nhánh khác. Da vùng trán, mí mắt trên, da quanh ổ mắt có thể bị ảnh hưởng. Có thể có các biến chứng về mắt như viêm kết mạc, giác mạc, củng mạc, thậm chí nặng. đe doạ thị lực như hoại tử võng mạc cấp tính, viêm dây thần kinh thị giác, hội chứng đình ổ mắt, viêm hậu cũng mạc, glaucome thứ phát… Có thể xảy ra các biến chứng mạn tính như viêm mắt mạn tính, mất-thị lực.
Zona có thể xảy ra trong miêng nếu nhánh hàm trên và hàm dưới của dây thần kinh sinh ba bị ảnh hưởng. Trên lâm sàng biểu hiện với các mụn nước hoặc vệt loét ở vùng niêm mạc hàm trên (vòm miệng, niêm mạc lơi của răng hàm trên) hoặc vùng niêm mạc hàm dưới(lưỡi, niêm mạc lợi của răng hàm dưới). Tổn thương ở miệng có thể đơn độc hoặc kết hợp với các tổn thương ởtrên vùng da do cùng một nhánh của dây thần kinh sinh ba chỉ phối.
Do mối quan hệ chặt chẽ của mạch máu với dây thần kinh, virus có thể lan tràn đến cácmạch máu, gây ảnh hưởng đến việc cung cấp máu gây tình trạng thiếu máu hoại tử. Các biếnchứng như hoại tử xương, mất răng, viêm nha chu, vôi hóa tủy, hoai tử tủy, tôn thương quanhrăng và dị tật phát triển răng có thể xảy ra do tình trạng thiếu máu hoại tử này.
– Zona hạch gối hay hội chứng Ramsay Hunt: do thương tổn hạch gối của dây thầnkinh VII. Bệnh nhân liệt mặt một bên, ù tai, nghe kém hoặc mất khả năng nghe, buồn nôn, nôn,chóng mặt và giật nhãn cầu. Mắt không nhắm kín được (hở mi), có dấu hiệu Charler Bell. Mấtcảm giác vị giác một bên 2/3 trước lưỡi, mụn nước mọc ở màng nhĩ, ống tai, vành tai. Có thểcó viêm não, màng não.
Zona tai: do có sự lan tràn của virus trong dây thần kinh mặt đến dây thần kinh ốctai, gây mất thính giác và chóng mặt (chóng mặt khi quay), cảm giác rát bỏng, đau vùng tai, cóthể lan ra thái dương và gáy. Đau xảy ra từng cơn kéo dài nhiều ngày làm bệnh nhân không ăn,không ngủ được, đặc biệt là zona tai kết hợp với zona họng gây đau họng không nuốt được. Rồiloạn cảm giác vùng mặt, liệt mặt ngoại biên, nghe kém.
Zona vùng xương cùng (S2, S3, S4): do viêm dây thần kinh chi phối vùng bàngquang. Bệnh nhân khó tiểu, tiêu dặt, bí tiêu, có trường hợp tiểu máu và tiểu mủ. Đau bung giốngnhư các triệu chứng ngoại khoa, đau quận bụng dưới, căng tức, bí trung đai tiên, hậu môn cothắt và cứng như đá không thê khám được, đau nhức vùng da một bên sinh dục kèm theo thương
tổn da điển hình.Zona ở người nhiễm HIV/AIDS: bệnh zona ở người nhiễm HIV giai đoan sớm tươngtự như bệnh zona ở người bình thường. Nếu nhiễm HIV giai đoạn muộn/AIDS, zona có thể tái hphát thường 2 xuyên, tốn thương không điển hình như xuất hiện trên diện rộng.- mụn nước xuấthuyết, hoại từ, nhiễm khuẩn, sẹo xấu, bệnh kéo dài.
6. CẬN LÂM SÀNG
6.1. Huyết học
Công thức máu:
– Bạch cầu có thể giảm, bình thường hoặc tăng nhẹ. Tăng số lượng lympho bào.
– Bạch cầu tăng với thành phần đa nhân trung tính tăng khi có biến chứng bội nhiễm.
. Tiểu cầu và hồng cầu bình thường..
6.2. Huyết thanh chẩn đoán
Phản ứng kết hợp bố thể tìm kháng thể chống VZV. Kháng thể thường xuất hiện vàotuần thứ 3-4 của bệnh. Tuy nhiên, xét nghiệm chỉ có giá trị chẩn đoán hồi cứu.
– Phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp: phát hiện kháng nguyên của virus hoặckháng thể chống VZV. Xét nghiệm này ít được sử dụng rộng rãi.
Xét nghiệm ELISA (enzyme linked immunoabsorbent assay), FAMA (fluorescentantiody to membrane antigen): tìm kháng thể kháng màng. Đây là những xét nghiệm nhạy cảmnhất.
6.3. Phân lập virus
VZV có thể được phân lập từ bệnh phẩm là máu trong giai đoạn sớm của bệnh (giai đoạn khởi phát chưa có phát ban, hoặc có phát ban hoặc bóng nước mới xuất hiện).
VZV cũng được phân lập từ tổn thương bóng nước hoặc ban trên da. Tuy nhiên dịch bóngnước có tỷ lệ phân lập được virus cao hơn.
Virus cũng có thể được phân lập từ dịch não tủy nếu bệnh nhân có viêm não do VZV, từ.bạch cầu đơn nhân nếu bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.
Trong bệnh thủy đậu, mặc dù bệnh lây truyển chủ yếu qua đường hô hấp, VZV không thểphân lập được từ đường hô hấp trên.
6.4. Tìm DNA của virus bằng kỹ thuật PCR
Xét nghiệm được sử dụng để chấn đoán xác định nhiễm VZV. Bệnh phẩm: dịch bóng nướcvà các mô. Tuy nhiên, kỹ thuật này chưa được áp dụng rộng rãi.
6.5. Giải phẫu bệnh
Chẩn đoán tế bào Tzanck: thấy các tế bào gai lệch hình và tế bào đa nhân khổng lồ bằng phết Tzanck trên nốt đậu, giúp chẩn đoán nhanh thủy đậu.
Độ nhạy của kỹ thuật này chỉ khoảng 60%.
7. CHẢN ĐOÁN
7.1. Chấn đoán xác định
Chấn đoán bệnh thủy đậu dựa vào:
– Bệnh khởi phát đột ngột.
– Triệu chứng toàn thân nhẹ..
Ban mọc ngay ngày đầu của bệnh. Ban mọc không tuần tự, mọc nhiêu đợt cách nhau 3- 4 ngày. Trên cùng một vùng da, có nhiều tuổi ban khác nhau.
– Bạch cầu máu ngoại vi giảm, lympho bào tăng.
– Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ chưa bị bệnh.
* Chẩn đoán bệnh zona dựa vào:
– Biểu hiện đau rát vùng da có tổn thương, tổn thương da dưới dạng mụn nước, bóng nướcđặc trưng và phân bố điển hình theo từng khoanh da do dây thần kinh chỉ phối.
– Các xét nghiệm chấn đoán bệnh zona bao gồm:
Phết tế bào Tzanck của dịch mụn nước cho thấy các tế bào khổng lồ đa nhân.+ Phát hiện kháng thể huỳnh quang trực tiếp (Direct fluorescent antibody-DFA): xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn phết tế bào Tzanck của dịch mụn nước.
+ Kháng thể IgM đặc hiệu VZV: được phát hiện trong giai đoạn bệnh zona đang hoạt động
+ PCR.
7.2. Chấn đoán phân biệt
Bệnh thủy đậu cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:
– Mụn nước do HSV (Herpes simplex virus): nhiễm trùng do HSV thường gặp trên nhữngvùng da có sẵn bệnh như chàm, viêm da dị ứng, ở người có suy giảm miễn dịch tam thời. Bệnhnhân thường không sốt, số lượng và kích thước mụn nước nhỏ hơn. Chần đoán xác định dựavào phân lập virus.
– Chốc lở (Impertigo): do liên cầu tan máu beta nhóm A gây nên. Bệnh thường xảy ra ởtrẻ em sau khi da bị trầy xước, bị tổn thương do ghẻ, chàm.,… rồi bị nhiễm trùng dẫn đến việctạo ra nốt đậu.
Bệnh tay chân miệng: do Coxsackie A và Enterovirus 71 gây ra. Ban dang mụn nướcbọng nước thường mọc ở các vị trí điển hình là tay, chân và niêm mạc họng.
– Bệnh Zona: thường gặp ở người lớn, cơ địa suy giảm miễn dịch. Ban dang mụn nướcmọc dày đặc hình chùm nho, mọc theo đường đi của dây thần kinh, thường chỉ ở một bên cthể, không vượt quá đường giữa. Thường có triệu chứng báo trước như đau rát vùng da sắp noiban và thường gây đau kéo dài ngay cả khi tổn thương da đã lành.
– Bệnh zona cần phân biệt với các bệnh sau:
Tùy theo từng giai đoạn, có các chẩn đoán phân biệt như sau:
– Giai đoạn khởi phát: phân biệt với các loại đau như đau đầu, viêm mống mắt, viêm màngphối, viêm thần kinh cánh tay, đau do bệnh tim, viêm ruột thừa hoặc viêm túi mật, sỏi mật, đauquận thân, thoát vị đĩa đệm, đau I thần kinh tọa…
. Giai đoạn toàn phát: phân biệt với tổn thương mụn nước do herpes simpex virus, viêmda dạng herpes, viêm da tiếp xúc dị ứng (với một số loại cây cỏ, côn trùng), chốc lở, phản ứngthuốc. Hiếm hơn là một số bệnh da bọng nước tự miễn như pemphigus, pemphigoid, Duhring Brocq, bệnh tăng IgA thành dải
8. BIẾN CHỨNG
A. BIỂN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
8.1. Bội nhiễm da
Thường gặp nhiễm trùng da do liên cầu và tụ cầu vàng. Biến chứng xảy ra do nốt đậu bị
vỡ hoặc da bị trầy xước do bệnh nhân gãi.
Hoại tử thủy đậu (Varicella gangrenosa) do liên cầu nhóm A gây ra là một biến chứng rất nặng.
8.2. Viêm phổi
Viêm phối thường gặp ở người lớn hơn ở trẻ em. Viêm phối thường diễn tiến nặng ở phụ nữ có thai.Biểu hiện với sốt cao, mạch nhanh, thở nhanh, khó thờ… Có thể gặp đau ngực, họ ra máu.
Hình ảnh X quang cho thấy có thâm nhiễm thùy và đôi khi có viêm phổi kẽ.
8.3. Hội chứng Reye’s
Gặp ở trẻ mắc thủy đậu uống aspirin.
Hội chứng Reye’s xuất hiện ở giai đoạn mọc nốt đậu, hoặc giai đoạn hồi phục.
Biểu hiện với nôn, rối loạn cảm giác, kích thích hoặc hôn mê, co giật do phù não. Bệnh nhân có thể có xuất huyết nội tạng.
8.4. Viêm não
Biểu hiện thường gặp là đau đầu, loạng choạng, rung giật nhãn cầu, múa vờn, có thể có co giật, hôn mê. Bệnh thường bắt đầu sau khi nốt đậu mọc 5 ngày và kéo dài vài tuần, có khiđến một tháng. Dịch não tủy có protein và bạch cầu tăng, đa số là lympho. Tỷ lệ tử vong khoảng 5-25%.
Các biến chứng thần kinh khác có thế gặp là viêm màng não, áp-xe não hoặc tủy sống.
8.5. Biến chứng đối với thai kỳ
Mẹ mắc thủy đậu vào những tháng đầu thai kỳ (20 tuần đầu thai kỳ): thai nhi nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh với tỷ lệ 0,4% (nếu mẹ mắc thủy đậu trước tuần 12), nguy cơ này tăng lên khoảng 2% (nếu mắc từ tuần 13-20).
Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi:
– Bất thường về chi (giảm sản chi, teo, liệt chi).
– Sẹo đa.
– Bất thường về thần kinh (chậm phát triển trí tuệ, tật đầu nhỏ, não úng thủy, co giật, hội chứngHorner).
-Bất thường về mắt (teo dây thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể, viêm màng mạch võng mạc (chorioretinitis), tật mắt nhỏ, rung giật nhãn cầu).
-Bất thường về đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày thực quản, hẹp lòng ruột).
– Trẻ sinh ra nhẹ cân.
Trẻ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh có tỷ lệ tử vong khoảng 30% trong vài tháng đầu đời và 15% nguy cơ phát triển thành bệnh zona trong 4 năm đầu đời.
Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sẩy thai tự nhiên hay sinh non giữa nhóm mẹ mắc thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kỳ so với nhóm chứng.
Mẹ mắc thủy đậu trong vòng 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sinh, trẻ có nguy cơ mắch thủy đậu sơ sinh với tỷ lệ tử vong 25-30%, những trẻ này, các cơ quan nội tạng thường bị tôn thương, đặc biệt là phổi.
B. BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH ZONA
Biến chứng của bệnh bao gồm:
– Bội nhiễm vi khuẩn..
– Viêm gan.
Viêm não trong trường hợp zona lan tỏa. Zona lan tỏa được định nghĩa khi có hơn 20tổn thương da phát triển bên ngoài tổn thương da tiên phát.
– Đau thần kinh sau zona: là tình trạng đau kéo dài sau 1 tháng kê từ khi khởi phát bênh.Đây là biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh nhân lớn tuổi.
. Các biến chứng thần kinh khác như liệt dây thân kinh sọ, viêm đa dây thần kinh. viêm tủy, viêm màng não vô khuẩn, liệt mặt.
– Trong thời kỳ mang thai, virus có thể gây nhiễm trùng bào thai và gây các biến chứng cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên tỷ lệ không cao.
9, ĐIỀU TRỊ
BỆNH THỦY ĐẬU
Bệnh thủy đậu nói chung lành tính và tự giới han, không cần điều trị đặc hiệu. Vệ sinh
thân thể ể tốt có thểt hạn chế bội nhiễm.
9.1. Điều trị triệu chứng
– Giảm ngứa bằng các loại antihistamin (promethazine, chlorpheniramine…).- Giảm đau, hạ sốt bằng paracetamol. Không dùng aspirin ở trẻ em.
9.2. Điều trị nguyên nhân
Acyclovir và các dẫn xuất (valacyclovir, famciclovir) có hiệu quả trong điều trị bệnh thủyđâu ở người khỏe mạnh và người bị suy giảm miễn dịch.
Acyclovir: có hiệu quả chống VZV nếu được sử dụng trong vòng 48 giờ sau khi khởiphát. Acyclovir giúp giảm sốt, giảm các triệu chứng toàn thân, giảm số lượng nốt đậu và rútngắn thời gian bệnh. Không nên điều trị cho trẻ dưới 6 tuổi bị thủy đậu chưa có biến chứngLiều dùng: 800 mg/lần x 5 lần/ngày. Thời gian điều trị: 5 – 7 ngày.
– Famciclovir (tiền chất của Penciclovir): uống 500 mg x 3 lần/ngày,trong 7-10 ngày.
Valacyclovir: hoạt động như tiền chất dạng uống của acyclovir, valacyclovir đượcchuyển đổi thành acyclovir khi vào cơ thể. Valacyclovir có sinh khả dụng đường uống cao gấp3-5 lần so với acyclovir. Liều dùng: uống 1g x 3 lần/ngày, trong 7-10 ngày.
Vidarabine: có thể được sử dụng cho bệnh nhân viêm phổi thủy đậu. Liều lượng: 10mg/kg/lần x 4 lần/ngày trong 7-10 ngày.
Foscarnet: được sử dụng trong trường hợp VZV kháng với acyclovir. Liều lượng: 40mg/kg/lần x 3 lần/ngày trong 10 ngày.
9.3. Điều trị biến chứng
Dùng kháng sinh trong các trường hợp bội nhiễm. Bệnh nhân có hoại tử thủy đậu phải được điều trị bằng penicillin, 150-200 mg/kg/ngày, tiêm TM mỗi 4 giờ kết hợp với cắt lọc.trường hợp bệnh nhân bị các biến chứng như viêm phối thủy đậu, viêm gan nặng.
Trongviêm não, dùng acyclovir bằng đường tĩnh mạch với liểu 10mg/kg mỗi 8 giờ (đối với ngườilớn) và 1500mg/m² da mỗi ngày, chia 3 lần hoặc 30mg/kg/ngày, chia 3 lần (đối với trẻ em ≥ 1tuổi và thanh thiếu niên). Thời gian điều trị: 7-10 ngày.
B. BỆNH ZONA
Liệu pháp kháng virus đẩy nhanh quá trình hồi phục của các tổn thương da, giảm cơn đaucấp tính và giúp ngăn ngừa đau dây thần kinh sau zona, đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi.
Có thể sử dụng một trong các thuốckháng virus sau:
– Acyclovir 800mg mỗi lần, dùng 5 lần mỗi ngày trong 5 ngày, hoặc
-Valacyclovir 1g ba lần mỗi ngày trong 5 ngày, hoặc- Famciclovir 500mg ba lần mỗi ngày trong 7 ngày.
Các loại kem kháng sinh như mupirocin hoặc soframycin giúp ngăn ngừa bội nhiễm
Thuốc giảm đau được sử dụng trong điều trị đau. Đôi khi cơn đau dữ dội có thển cần dùngopioid. Đau dây thần kinh sau zona thường xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi, khi các tốn thương đađóng vày, điều trị bằng gabapentin. Liều dùng: khởi đầu 100 – 300 mg vào buôi tối, tăng đitheo đáp ứng sau mỗi 3 – 7 ngày, thường 1800 – 3600 mg, chia 3 lân/ngày. Có thế sử dụng thuốc bôi capsaicin.
10. PHÒNG BỆNH
– Cách ly bệnh nhân cho đến khi các nốt đậu đóng vảy. Bệnh thủy đậu rất khó phòng ngừa vì bệnh có thể lây 24 – 48 giờ trước khi có nốt đậu.
Phòng bội nhiễm: vệ sinh da sạch sẽ, cắt móng tay, tránh gãi nhiều làm trầy xước gây bội nhiễm. Bôi các dung dịch sát khuẩn lên nốt đậu.
– Chủng ngừa:
Tạo miễn dịch thụ động: Globuline miễn dịch (VZIG) có thể được sử dụng cho những người tiếp xúc với bệnh nhân nhưng chưa có miễn dịch hoặc có các yếu tố nguy cơ như trẻ b ịsuy giảm miễn dịch mắc phải, phụ nữ có thai, bệnh ác tính, người đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch…
Liều dùng: 125 đơn vị / 10kg, tiêm bắp. Liều tối đa 625 đv..
Thuốc chỉ có hiệu quả khi dùng trong vòng 96 giờ sau khi tiếp xúc và có thể lặp lại sau4 tuần.
Tao miễn dịch chủ động: Vaccine điều chế từ virus sống giảm độc lực. Khả năng tạo miễn dịch khoảng 85-95%; thời gian được miền dịch kéo dài 10 năm. Biến chứng hiểm gặp là thủy đậu hoặc Zona nhẹ hoặc vừa.