CÁC TƯ THỂ AN TOÀN TRONG CẤP CỨU VÀ VẬN CHUYÊN BỆNH NHÂN CẤP CỨU

CÁC TƯ THỂ AN TOÀN TRONG CẤP CỨU VÀ VẬN CHUYÊN BỆNH NHÂN CẤP CỨU

 

1. ĐẠI CƯƠNG

– Vận chuyễn bệnh nhân có thể chia thành ba nhóm: Vân chuyên bệnh nhân từ hiện trường tới cơ sở y tế đầu tiên, vân chuyển bệnh nhân giữa các bệnh viện với nhau và vân chuyển bênh nhân bên trong bênh viện.

– Mục đích của việc vận chuyển là để tiếp tục hoặc cải thiện quá trình điêu trì,tuy nhiên cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của vận chuyển trước khi quyết định vận chuyển bệnh nhân.

2. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA VẬN CHUYÊN

2.1. Giai đoạn chuẩn bị

-Đây là giai đoạn quan trọng nhất, thực hiện tốt giai đoạn này sẽ làm giảm các rùi ro trong hai giai đoạn còn lại. Ôn định bệnh nhân trước khi vận chuyển là mục tiêu quan trọng.

– Đánh giá cần thân đường thở, đảm bảo thông khí và oxy hóa máu đầy đủ

– Có thể dùng thuốc vận mạch để duy trì huyết động trước khi vận chuyển.

-Đặt đường truyền tĩnh mạch lớn và bù dịch ở bệnh nhân sốc trước khi vận chuyển. Nếu không ổn định được huyết áp, cần can thiệp ngoại khoa để cầm mấu.

– Thuốc, dịch truyền, máy theo dõi, các thiết bị hỗ trợ chức năng sống, thiết bị kiểm soát đường thờ, nguồn cung cấp oxy cần được chuẩn bị đầy đủ,

2.2. Giai đoan vận chuyển

Cần cố gắng duy trì các điều trị, theo dõi như ở trong đơn vị hồi sức

– Monitor theo dõi, đảm bảo bệnh nhân được ổn định,

– Tiếp tục duy trì các điều trị

– Tránh xảy ra các rủi ro do điều trị

– Giảm đến mức thấp nhất thời gian vận chuyên.

– Các theo dõi cơ bản:

+ Theo dõi liên tục điện tim và SpO2

+ Theo dõi ngắt quãng hoặc liên tục huyết áp, tần số thở, mạch.

+ Bệnh nhân thông khí cơ học cần theo dõi EtCO2, áp lực đường thở.

2.3. Giai đoạn ổn định sau vận chuyển

Tiếp tục duy trì theo dõi bệnh nhân đầy đủ. Cần lưu ý bệnh nhân vẫn còn nguy cơ cao xảy ra các tai biến trong vòng 4 giờ đầu sau vận chuyển.

3. CÁC LOẠI VẬN CHUYÊN BỆNH NHÂN

3.1. Vân chuyễn trong bệnh viện

3.1.1. Nhân viên vận chuyển

– Tối thiểu phải có hai nhân viên để vận chuyển bệnh nhân.

Có thêm một bác sĩ trong trường hợp bệnh nhân nặng nguy cơ rối loạn các chức năng sống hoặc nguy cơ cần can thiệp.

3.1.2. Phương tiện

– Máy theo dõi điên tim, máy phá rung.

Phương tiện can thiệp hô hấp và bóng ambu.

– Bình oxy đủ dùng trên 30 phút.

– Thuốc tối thiểu cấp cứu: Adrenalin, atropin, lidocain.

-Thuốc duy trì: An thần, salbutamol, vận mạch.

– Dụng cụ tiêm truyền (máy truyền dịch, bơm tiêm điện).

– Nếu thở máy: Máy thờ khi vận chuyễn phải đảm bảo các chức năng cơ bản như máy đang thở tại khoa hồi sức cấp cứu.

3.1.3. Theo dõi trong khi vận chuyển

-Theo dõi cơ bản như đã trình bày ở phần trước.

-Theo dõi đặc biệt tuỳ theo bệnh nhân: EtCO. do huyết áp liên tục, áp lực động mạch phổi liên tục, áp lực nội sọ, áp lực tĩnh mạch trung tâm, cung lượng tim, Cần đặc biệt lưu ý 2 thời điểm: Khi rời khoa chuyển và khi tới khoa tiếp nhận

3.2. Vận chuyển giữa các bệnh viện

– Nguy cơ cao cho bệnh nhân trong quá trình vận chuyển.

– Phải cân nhắc giữa ích lợi và nguy cơ của vận chuyển.

3.2.1. Nhân viên vân chuyển

– Tối thiều hai nhân viên (không kể lái xe) có kinh nghiệm.

– Nêu không có bác sĩ đi cùng: Cần có phương tiên liên lạc trên xe và duy trì liên lạc với bác sĩ.

3.2.2. Các phương tiện tối thiểu

– Các phương tiện bào vệ đường thở và duy trì thông khí:

+ Bóng ambu và mặt nạ.

+Dụng cụ bảo vệ, khai thông đường thở.

+ Đèn đặt nội khí quản, ống nội khí quản.

+ Bình oxy đủ dùng trên 1 giờ.

+ Máy hút đờm, xông hút đờm.

– Máy theo dõi điện tim, máy phá rung.

– Dụng cụ tiêm truyền tĩnh mạch.

– Thuốc cấp cứu, thuốc duy trì điều trị.

– Phương tiện liên lạc với bệnh viện chuyển, bệnh viện nhân.

3.2.3. Theo dõi trong khi vận chuyển

Các theo dõi tối thiểu:

+ Theo dõi điện tim liên tục.

+ Theo dõi định kỳ: Huyết áp, nhịp thở.

+ Nên có: SpO2

– Tuỳ theo bệnh nhân:

+ Đo huyết áp liên tục, áp lực nội sọ.

+ Ap lực tĩnh mạch trung tâm, cung lượng tim. Nếu thông khí nhân tạo: báo ađộng tối thiểu (áp lực đường thở cao/tuột, hở đường thở).

– Ghi chép diễn biến trong khi vân chuyển.

4. TƯ THẾ BỆNH NHÂN TRƯỚC VÀ TRONG KHI VẬN CHUYỂN ĐẾN BỆNH VIỆN

4.1. Tư thế bệnh nhân

Trước và trong khi vân chuyển là giai đoạn bệnh nhân cấp cứu và chấn thương nguy cơ bị tiến triển năng thêm (do rung, lắc, …).

-Cần đặt tư thế bệnh nhân phù hợp với tình trạng thần kinh, thông khí, huyết động, thương tổn.

+ Góp phần đảm bảo hô hấp, huyết động.

+ Hạn chế tiến triển nặng, tổn thương thêm.

+ Làm quá trình cấp cứu dễ thực hiện hơn.

Cần theo dõi diễn biến và chọn lại tư thế cho phù hợp với tình trạng mới của bệnh nhân.

– Bệnh nhân tỉnh thường chọn cho mình tư thế thích hợp nhất, cảm thấy dễ chịu nhất. Cần tôn trọng tư thế lựa chọn của bệnh nhân nếu thấy tư thế ấy phù hợp.

– Trong bệnh cảnh chấn thương: luôn phải chú ý đến chấn thương cột sống, đặc biệt là chấn thương cột sống cổ. Cần giữ thắng trục đầu – cổ – thân, nẹp cổ nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ.

4.2. Bốn nhóm tư thế cơ bản

Bốn nhóm tư thế cơ bản là nằm ngửa, nằm nghiêng, ngồi và nằm sấp.

4.2.1. Nằm ngữa – ngang

– Ngừng tuần hoàn – hô hấp (cổ ưỡn).

– Chấn thương cột sống: Cho phép thực hiện các biện pháp cấp cứu hô hấp – tuần hoàn

4.2.2. Nằm ngửa, chân cao

– Áp dụng: chảy máu nhiều – giảm thể tích nặng (bệnh nhân tinh)..

– Chống chỉ định: Gãy chân hoặc xương chậu.

4.2.3. Nằm ngửa, đùi gấp

– Áp dụng: Vết thương hoặc chấn thương bụng kín.

Tác dụng: Giảm đau bung (do làm lỏng các cơ bụng)

4. 2.4. Nằm ngửa, đầu cao 10° – 30°

– Áp dụng: Chấn thương sọ não.

– Tác dụng: Tăng tuần hoàn tĩnh mạch trở về, giảm phù não. Nguy cơ ảnh hưỏng không tốt lên huyết áp.

4.2.5. Nằm nghiêng an toàn

– Áp dụng: Rối loạn ý thức (không rối loạn hồ hấp, tuần hoàn).

-Tác dụng: Giải phóng đường thờ, hạn chế nguy cơ hít vào phối.

4.2.6. Tư thể sản khoa (nằm nghiêng an toàn sang trái)

– Ap dụng cho bệnh nhân mang thai trên 7 tháng có tác dụng giảm chèn ép của tử cung vào tĩnh mạch chủ dưới.

4.2.7. Ngồi – chân thông

– Áp dụng trong trường hợp phù phổi cấp.

Tác dung: Giảm tuần hoàn tĩnh mạch trở về tim.

4.2.8. Nữa ngồi – chân thẳng

– Áp dung: Khi khó thở và bệnh nhân còn tỉnh (hen phế quản, bệnh phổi mạn).

-Tác dụng: Cơ hoành dễ di động hơn, giảm đè ép của các tạng ổ bụng.

4.2.9. Nửa ngồi – chân gấp

– Áp dụng: Chấn thương bụng – ngực.

– Tác dung: Ngồi làm dễ cho thở – gấp chân làmchùng cơ bụng.

4.2.10. Ngồi ngà ra trước (trong viêm nặp thanh quản chưa đặt nội khí quãn)

-Tác dung: Giảm cản trở hô hập, giảm nguy cơ tắc đường khí do phù nề nắnthanh quản. Trong trường hợp chảy máu mũi sẽ làm hạn chế chảy máu mũi

4.2.11.Nằm sắp

– Áp dung: Vết thương hoặc vết bỏng lưng quá đau.

– Khó chiu cho bệnh nhân, khó theo dõi, nguy cơ làm nặng thêm về hô hấn.

5 VĂN CHUYÊN BỆNH NHÂN TRONG BỆNH CẢNH CHÂN THƯƠNG

– Câm máu vết thương cắt cut hoặc gần cắt cụt: garô vòng quanh chi.

– Các vết thương khác: Ép trực tiếp vào đông mạch chảy máu hoặc ép ngay sát trên chỗ vết thương bằng băng đo huvết án bơm lên trên số huyết áp tối đa. Nếu có tổn thương xương gây chảy máu: nên nẹp bằng nẹp hơi vừa có tác dụng cô định xương vừa cầm máu..

-Gãy xương và trật khớp gây biến dang chi cũng cần đặt lại đúng tư thế và nẹp lại trước khi vận chuyển. Động tác xử trí này giúp phòng các biến chứng như gãy xương kín bị chuyển thành gãy xương hở, hoại tử vùng da bị căng,xoắn hoặc ép động mạch. Băng phủ bằng băng vô khuẩn cho các gãy xương hở.

– Tư thế vận chuyển tùy thuộc tổn thương:

+ Tổn thương chi trên đơn thuần: Nên chọn tư thế nửa ngồi (sẽ thoải mái cho bệnh nhân hơn).

+ Tổn thương chi dưới: Nên chọn tư thế nằm ngửa, kê chân cao khoảng 10 –20 độ (tác dụng giảm phù nề).

+ Không được để chi tổn thương rơi ra ngoài cáng, chi đung đưa vận chuyển..

Chỉ mục