CẤP CỨU HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
1. ĐẠI CƯƠNG
Hạ đường huyết là một cấp cứu nội khoa. Hạ đường huyết mức độ vừa khi đường huyết từ 2,2 – 3,9 mmol/L, và nặng khi < 2,2 mmol/L.
Não và tìm là hai cơ quan nhạy cảm với hạ đường huyết, hầu hết các triệu chứng của hạ đường huyết liên quan đến hai cơ quan này. Nồng độ glucose trong não giảm xuống gần bằng 0 khi nồng độ glucose máu giảm xuống < 2 mmol/L, có thể dẫn đến các tổn thương não không hồi phục. Hôn mê xảy ra khi nồng độ glucose máu < 2,2 mmol/L.
2. NGUYÊN NHÂN
– Do thuốc: Insulin và các thuốc kích thích tiết insulin, chloroquin, indomethacin, meglitinid, propranolol, quinin, salicylat, sulfonylurea… sulfonamid,
– Bệnh lý: Nhiễm khuẩn huyết, bỏng, suy gan, suy thận, suy tim.
– Thiếu hụt hormon: ACTH, cortisol, catecholamin, glucagon.
– U tăng tiết insulin.
– Do đói, uống rượu.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Triệu chứng lâm sàng
Trong giai đoạn đầu, triệu chứng của hạ đường huyết liên quan đến:
– Các triệu chứng adrenergic: Run, hồi hộp đánh trống ngực, lo lắng.
– Các triệu chứng cholinergic: Và mồ hôi, dị cảm.
– Các triệu chứng thần kinh do thiếu glucose (võ não bị ảnh hưởng): Rối loạn thị giác, mệt, lẫn lộn, chóng mặt, giảm tập trung, rối loạn nhân cách, hung dữ.
Giai đoạn tiếp theo xuất hiện các rối loạn hệ thần kinh trung ương:
– Rối loạn vận động cảm giác: Dị cảm, hội chứng khiếm khuyết tháp thoáng qua, nhìn đôi, áo thị, ảo khứu.
– Cơn co giật khu trú hay toàn thân.
Giai đoạn cuối cùng là hôn mê do hạ đường huyết:
– Là giai đoạn nặng của hạ đường huyết, có thể xuất hiện đột ngột không có dấu hiệu bảo trước. Hôn mê thường xuất hiện nối tiếp các triệu chứng hạ đường huyết nhưng không được điều trị kịp thời. Thường là hôn mê yên lặng và sâu.
– Các triệu chứng đi kèm với tình trạng hôn mê có thể gặp như dấu hiệu thần kỉnh khu trú Babinski cả 2 bên, hôn mê sâu có thể giảm phản xạ gân xương, một số trường hợp có thể xuất hiện co giật toàn thân hoặc co giật cục bộ, tăng trương lực cơ.
Lưu ý: Phải luôn nghĩ đến hôn mê hạ đường huyết trước một bệnh nhân hồn mê chưa rõ nguyên nhân, sau tiêm tĩnh mạch dung dịch đường ưu trương bệnh nhân tỉnh lại.
3.2. Cận lâm sàng
Làm ngay xét nghiệm glucose máu mao mạch và xét nghiệm glucose máu tĩnh mạch trước khi tiêm truyền glucose cho bệnh nhân. Giá trị bình thường là 3,9-5,6 mmol/L (70-100 mg/dL).
Hạ glucose máu xảy ra khi nồng độ glucose máu giảm xuống dưới 3,9 mmol/L (70 mg/dL).
Khi nồng độ glucose máu dưới 2,8 mmol/L (50 mg/dL) xuất hiện các triệu chứng nặng của hạ đường huyết.
4. ĐIỀU TRỊ
– Ngừng ngay các thuốc nghi ngờ liên quan đến hạ đường huyết.
– Xét nghiệm đường máu: làm ngay xét nghiệm đường máu mao mạch đầu ngón tay và xét nghiệm đường máu tĩnh mạch.
– Nếu bệnh nhân còn tỉnh (mức độ nhẹ và trung bình): Cho uống ngay nước đường hoặc các thức uống chứa đường. Không dùng loại đường hoá học dành riêng cho người đái tháo đường. Sau đó, cho bệnh nhân ăn ngay.
– Nếu bệnh nhân trong tình trạng hôn mê (mức độ nặng):
+ Tiêm chậm tĩnh mạch 50ml dung dịch glucose ưu trương 20% hoặc 30%. Có thể tiêm nhắc lại cho đến khi bệnh nhân tỉnh trở lại.
+ Đặt đường truyền tĩnh mạch truyền dung dịch glucose 10% hoặc 5%, truyền duy trì đường máu luôn trên 5,5 mmol/L (100 mg/dL) tránh nguy cơ tái phát hạ đường huyết.
+ Nếu bệnh nhân vật vã, không thể đặt đường truyền tĩnh mạch: tiêm bắp 1 ổng glucagon 1mg, tiêm nhắc lại sau 10 phút nếu không có kết quả.
– Lưu ý rằng, nếu bệnh nhân dùng thuốc hạ đường huyết có tác dụng kéo dài thì tình trạng hạ đường huyết có thể kéo dài. Do đó, phải truyền đường duy trì và theo dõi đường máu ít nhất trong 24 – 72 giờ tuỳ thuộc vào dược động học của thuốc.
– Điều trị bệnh lý nguyên nhân như suy gan, suy thượng thận, suy giáp, phẫu thuật u tiết insulin.
5. DỰ PHÒNG
Tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc điều trị các thuốc hạ đường huyết, đặc biệt là khi tiêm insulin.
– Giáo dục bệnh nhân các triệu chứng phát hiện sớm hạ đường huyết.