CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ HỌ RA MÁU
1. ĐẠI CƯƠNG
– Ho ra máu là máu từ đường hô hấp dưới được ho, khạc, ộc ra ngoài qua đường miệng mũi
Có nhiều nguyên nhân gây ho ra máu: Bệnh phổi, phế quản (nhiễm khuẩn, ung thư), bệnh lý tim mạch, chấn thương lồng ngực, các thuốc hoặc độc tố, dị vật đường hô hấp dưới, bệnh tự miễn, biến chứng can thiệp ở phế quản – phổi.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
Triệu chứng báo hiệu: Cảm giác khó chịu, hồi hộp, khó thở, khò khè, lợm giọng, có vị máu trong họng, miệng sau đó họ ra ngoài
– Ho ra máu: Máu ra thường có màu đỏ tươi, có bọt, lẫn đờm, sau đó chuyển dần sang sẫm màu (đuôi khái huyết).
– Khám:
+ Các triệu chứng liên quan bệnh lý phổi, phế quản: Sốt, đau ngực, khó thở, ran.
+ Thiếu máu nếu ho ra máu nặng.
+ Suy hô hấp cấp tùy mức độ ho ra máu và tình trạng bệnh lý phổi.
2.2. Định hướng nguyên nhân
– Họ kéo dài, ho ra máu tái phát: Giãn phế quản, lao phổi
– Lớn tuổi, hút thuốc lá, gầy sút cân: Ung thư
– Đau ngực, khó thở, phù chân: Nhồi máu phổi
– Sốt, đờm mủ: Viêm phổi
– Ho ra máu ở trẻ em: Dị vật phế quản, bất thường mạch máu, u tuyến phế quản
– Tiền sử bệnh tim: Hẹp van 2 lá, Hội chứng Lutambacher, tăng áp lực động mạch phổi, nghên tắc động mạch phổi.
2.3. Chẩn đoán mức độ ho ra máu
– Nhẹ: Lượng máu < 50 ml
– Trung bình: 50-200 ml
– Nặng: > 200 ml
– Rất nặng: > 500 ml/24 giờ
– Ho ra máu tắc nghên: Là ho ra máu nặng kèm theo suy hô hấp cấp tính.
2.4. Cận lâm sàng
– Chẩn đoán hình ảnh: X-quang ngực, cắt lớp vi tính, chụp động mạch phế quản.
– Soi phế quản ống mềm: Cần thực hiện sớm để xác định vị trí chảy máu.
– Xét nghiệm đờm: Tìm tế bào, vi khuẩn.
– Xét nghiệm máu: Công thức máu, chức năng đông máu, chức năng gan, thận.
2.5. Chẩn đoán phân biệt
– Chảy máu do bệnh lý tai, mũi, họng: Khám, nội soi phát hiện điểm chảy máu
– Chảy máu do bệnh lý răng hàm mặt: Viêm, áp xe quanh răng, ung thư lưỡi…
– Bệnh lý tiêu hóa: Loét dạ dày, ung thư dạ dày, thực quản, vỡ giãn tĩnh mạch trưởng thực quản. Bệnh nhân thường nôn máu lẫn thức ăn, màu sẫm.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Biện pháp chung
– Nằm nghỉ, ăn lỏng, dùng thuốc giảm ho, an thần nhẹ.
– Bảo đảm đường hô hấp thông thoáng.
– Nằm nghiêng về bên nghỉ có tổn thương chảy máu, đầu thấp. Hút các chất tiết, đờm dãi trong đường hô hấp.
– Đặt nội khí quản, mở khí quản, thở máy khi ho ra máu nặng có suy hô hấp.
– Đảm bảo SpO2 >90%.
– Đặt đường truyền tĩnh mạch, bồi phụ khối lượng tuần hoàn.
– Điều chỉnh các rối loạn đông máu.
– Chụp X-quang phổi, cắt lớp vi tính ngực có thuốc cản quang, nội soi phế quân cần làm sớm để tìm nguyên nhân.
3.2. Xử trí cấp cứu
3.2.1. Ho ra máu nhẹ
Tìm và điều trị nguyên nhân là chính.
3.2.2. Ho ra máu vừa – nặng
– Đặt đường truyền tĩnh mạch kim lớn.
– Morphin 10 mg x 01 ống, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch chậm.
– Hỗn hợp đồng miên (Dimedrol, aminazin, dolargan), tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 1 – 5 lần/ngày.
– Nội tiết tố thuỷ sau tuyến yên (post-hypophyse) như glanduitrin, pituitrin liều 5 – 20 đơn vị, pha trong 500 ml natriclorua 0,9%, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch.
– Adrenoxyl 50 mg/ống x 2 – 4 ống tiêm bắp, tiêm dưới da hay truyền nhỏ giọt tĩnh mạch.
– Bồi phụ khối lượng tuần hoàn, cân bằng điện giải bằng truyền máu và truyền dịch.
3.2.3. Ho ra máu ồ ạt
– Kiểm soát khai thông đường thở: Khi có biểu hiện tắc nghẽn đường thở,
suy hô hấp cần nhanh chóng khai thông đường thở, đảm bảo thông khí phế nang + Đặt ống nội khí quản đường miệng, nên chọn ống nội khí quản cỡ lớn (8 Fr trở lên) để hút bỏ máu đọng.
+ Nếu tình trạng chảy máu vẫn tiếp tục, đưa ống nội khí quản tiến sâu xuống bên phế quản gốc không chảy máu, sau đó bơm bóng chèn và tiếp tục thông khí.
Đặt hai đường truyền tĩnh mạch kim kích thước lớn. Theo dõi monitor liên tục.
– Morphin, nội tiết tố thùy sau tuyến yên (post-hypophyse): Tiêm truyền tĩnh mạch với liều tương tự như trong ho máu mức độ trung bình.
– Truyền dịch, truyền máu bồi phụ khối lượng tuần hoàn, điện giải.
– Xét chỉ định gây bít tắc động mạch phế quản khi bệnh nhân ho ra máu nhiều, dai dẳng và hay tái phát.
– Thở oxy duy trì SpO2 > 90%. Thở máy khi tình trạng suy hô hấp tiếp tục tiến triển nặng thêm.
– Hội chẩn ngoại khoa xét chỉ định cất thùy phổi hoặc phân thùy phổi khi xác định chính xác vùng chảy máu, tổn thương phổi khu trú hoặc chỉ định chụp – gây bít tắc động mạch phế quản bên chảy máu.
3.3. Điều trị nguyên nhân
– Thường ít có chỉ định ngoại khoa trong lúc đang ho ra máu.
– Phẫu thuật thường chi tiến hành ở những bệnh nhân có tổn thương khu trú, khi tình trạng toàn thân, chức năng hô hấp cho phép: Giãn phế quản khu trú, hang lao hoặc u phổi, abscess phổi ho máu tái diễn nhiều lần…
– Chỉ định bít tắc động mạch phế quản khi bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật: giãn phế quản lan tỏa (bao gồm cả xơ hoá kén)……
– Điều trị kháng đông nếu ho ra máu do nhồi máu phổi.
– Chỉ định bít tắc túi phình, thông động tĩnh mạch phổi khi thấy hình ảnh phình, thông động tĩnh mạch phổi phát hiện khi chụp động mạch phổi.