CHỌC DỊCH MÀNG BỤNG

CHỌC DỊCH MÀNG BỤNG

 

1. ĐẠI CƯƠNG

Chọc dịch màng bụng (CDMB) là thủ thuật đưa kim hoặc catheter vào trong khoang màng bụng hút dịch màng bung để chẩn đoán hoặc điều trị

2. CHỈ ĐỊNH

2.1. Chọc để chần đoán

– Chấn đoán xác định có tràn dịch màng bụng.

– Chấn đoán viêm phúc mạc tiên phát do vi khuẩn.

– Chẩn đoán căn nguyên: dựa vào tính chất vật lý, xét nghiệm sinh hóa, tế bào, vi sinh vật dịch màng bụng.

2.2. Chọc để điều trị

– Bụng báng lượng nhiều gây ra đau – tức bụng và khó thở, không đáp ứng với thuốc lợi tiểu.

– Dẫn lưu ổ tụ dịch hoại tử, làm giảm áp lực ổ bụng.

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Không có chống chỉ định tuyệt đổi. Cân nhắc giữa lợi ích chọc dịch và các tại biến trong các trường hợp sau:

+ Rối loạn đông máu (Tiểu cầu < 50000/mm³; INR> 2).

+ Bệnh lý tim mạch: Loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim…

+ Bệnh nhân quá sợ hãi.

+ Nhiễm trùng thành bụng lan rộng.

– Thận trọng trong các trường hợp:

+ Tắc ruột.

+ Bụng chướng hơi nhiều.

+ Dính ruột sau mỗ.

+ Có thai.

4. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ BỆNH NHÂN

4.1. Dụng cụ

– Mũ, khẩu trang, găng vô trùng.

– Bơm tiêm 5 ml – 10 ml, kim tiêm.

– Máy hút dịch hoặc bơm tiêm 50 ml để hút dịch.

-Kim chọc dò: Loại kim chuyên biệt có van 3 chiều. Nếu không có kim chuyên biệt thì có thể dùng catheter nối với dây 3 nhánh, đảm bảo hút kín.

– Khăn mỗ có lỗ, cốc, ống nghiệm, bông và cồn sát trùng (cồn Iod 1% và cồn 70°).

– Nếu chọc tháo dịch: Cần thêm bồn hạt đậu

– Ống nghiệm để đựng dịch báng làm xét nghiệm.

4.2. Thuốc

– Lidocain 2%.

-Các thuốc cấp cứu khác: Adrenalin 1mg/ml, Atropin 0,25mg, Ephedrin.

– Bình và dây thở oxy.

4.3. Chuẩn bị bệnh nhân

– Giải thích động viên bệnh nhân, kí giấy cam đoan.

. Siêu âm ổ bung.

– Tư thế bệnh nhân:

+ Tư thế thường dùng: Năm ngửa, đầu giường nâng cao nhe, hai chân duỗi thăng, 2 tay đưa quá khỏi đầu, bộc lộ vùng bụng đủ rộng (từ mũi ức đến trên xương mu)

+ Các tư thế khác:

Nằm nghiêng trái

Nửa nằm nửa ngồi, đầu cao 45° (tư thế Fowler) khi cần chọc ở vị trí đường giữa.

5. KỸ THUẬT

– Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nằm ngửa, 2 chân duỗi thăng

– Xác định vị trí chọc kim: Thường chọc ở điểm nối 1/3 ngoài và 2/3 trong đường nối từ rôn tới gai

chậu trước trên 2 bên.

+ Điêm khác: Trên đường giữa, dưới rốn 2 cm. Phải cho bệnh nhân đi tiểu hoặc đặt sonde tiểu trước khi làm thủ thuật.

+ Nếu bệnh nhân có sẹo mỏ bụng nhiều lần, béo phì hoặc bụng báng khu trú nên xác định vị trí chọc với hướng dẫn của siêu âm.

Vị trí nên tránh: Vùng da bị nhiễm trùng, có mạch máu lớn dưới da, có khối máu tụ.

– Người làm đội mũ, đeo khẩu trang, găng vô khuẩn.

– Sát trùng rộng vùng chọc kim bằng cồn iod và cồn 70°..

Trải khăn lỗ.

Gây tê bằng Lidocain 1% từng lớp tại điểm chọc kim: Từ da, tổ chức dưới da,đến màng bụng thành.

– Chọc kim tại điểm gây tê, vuông góc với thành bụng. Khi kim vào tới khoang màng bụng sẽ có cảm giác sựt và nhẹ tay, hút thử kiểm tra và giữ cố định kim sát thành bung. Nếu dùng catheter thì đây chậm catheter vào trong, trong khi vẫn liên tục hút bơm tiêm nối với catheter. Khi hút được dịch vào bơm tiêm, ngừng đẩy sâu thêm catheter, đẩy sâu thêm phấn chất dẻo của catheter qua kim chọc dò và rút bỏ kim.

– Hút bằng bơm tiêm 50ml, đảm bảo nguyên tắc hút kín, ở lần hút đầu tiên lấy 30ml cho vào 3 ống nghiệm gửi ngay đên phòng xét nghiệm để xét nghiệm sinh hoá,tế bào, vì sinh vật. Mỗi lần hút không quá 2000 ml. Nếu cần có thể hút lại lần hai sau 24 giờ.Khi hút dịch xong, rút kim, sát khuân vùng chọc kim và băng lại, cho bệnh nhân nằm nghỉ, lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp.

-Nếu có chỉ định dẫn lưu dịch ổ bụng, có thể dùng catheter tĩnh mạch tĩnh mạch trung tâm 1 nòng có kích thước lớn 14 – 16F luồn vào trong ố phúc mạc để dẫn lưu dịch ổ bụng.

6. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA CHỌC DỊCH MÀNG BỤNG

– Biến chứng tại chỗ:

+Đau.

+Rỉ dịch báng dai dẳng qua vị trí chọc dò.

– Nhiễm trùng ở vị trí chọc.

+ Nhiễm trùng dịch báng.

+ Máu tụ thành bụng.

-Biến chứng trong ổ bụng:

+Thủng tạng rỗng.

+ Xuất huyết nội (do chạm mạch máu, tạng đặc).

+ Nhiễm trùng trong ổ bụng.

– Biến chứng toàn thân:

+ Choáng do lo sợ, cơ thể yếu, hoặc do phản xạ phó giao cảm.

+ Rối loạn huyết động do chọc dịch báng lượng lớn.

+Giảm Natri máu do chọc hút lượng dịch báng lớn.

+ Giảm albumin do chọc lượng dịch báng lớn (> 5 lít).

+ Hội chứng gan – thận.

Chỉ mục