ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN KHÓ

ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN KHÓ

Tải file mới nhất: Đạt NKQ khó

1. ĐẠI CƯƠNG

Đặt nội khí quản khó được định nghĩa: “Khi dùng đèn soi thanh quản trực tiếp rất khó hoặc không thể nhìn thấy hai dây thanh âm (khi thực hiện đúng kỹ thuật), hoặc thực hiện đặt nội khí quản quá hai lần hay quá mười phút ở một người đặt nội khí quản có kinh nghiệm”.

2. DỰ ĐOÁN ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN KHÓ

2.1. Các yếu tố dự kiến đặt nội khí quản khó

2.1.1. Tiền sử bệnh nhân

– Những lần được đặt nội khí quản trước dễ hay khó (thường dựa vào hồ sơ bệnh án của những can thiệp trước đây).

– Có chấn thương vùng mặt, cổ không.

– Tiền sử có can thiệp phẫu thuật hoặc xạ trị ở vùng mặt cổ không.

– Rối loan giấc ngủ liên quan tới tư thế (có thể có các bất thường ở vùng cổ, trung thất).

– Khó thở trong lúc ngủ (liên quan đến thông khí khó).

2.1.2. Khám lâm sàng
2.1.2.1. Dấu hiệu cơ năng

– Khó thở, tiếng thở rít, phát âm khó

– Khó nuốt

– Mới thay đổi tiếng nói

-Rối loạn giấc ngủ liên quan tới tư thê (có thể có các bất thường ở vùng cổ, trung thất)

– Khó thở trong lúc ngủ (liên quan đến thông khí khó).

2.1.2.2. Dấu hiệu thực thể

– Cổ ngắn

– Hàm dưới nhỏ, đẩy ra sau

– Vòm miệng cao, răng hàm trên nhô ra trước (răng hô)

– Khoang miệng hẹp, lưỡi to (ở trẻ em)

– Ngực, vú quá to, béo bệu

– Hạn chế vận động khớp thái dương – hàm, cột sống cố

– U sùi vòm miệng, họng, thanh quản.

2.1.3. Các tiêu chuẩn đánh giá
2.1.3.1. Các dấu hiệu theo Cass, Jeam và Lins

– Cổ ngắn

-Khoảng cách cằm giáp

– Góc hàm dưới tù, hàm đẩy ra sau

– Hàm trên nhô ra

– Di động hàm dưới hạn chế

– Miệng nhỏ, vòm miệng hình vòng cung nhọn.

2.1.3.2. Đặc điểm giải phẫu

-Khoảng cách cằm – giáp: Là khoảng cách từ bờ trên sụn giáp đến phần giữa cằm. Đo ở tư thể ngồi, cổ ngửa thắng, hít vào.

Hình 1. Khoảng cách cằm giáp

Nếu khoảng cách này < 6 cm (3 khoát ngón tay) là đặt nội khí quản khó.

– Khoảng cách giữa 2 cung răng: Khoảng cách giữa 2 cung răng đo ở vị trí há miệng tối đa, nếu < 3

cm là đặt nội khí quản khó.

Hình 2. Khoảng cách giữa 2 cung răng

2.1.3.3. Tiêu chuẩn lâm sàng theo Mallampati

Được đánh giá ở bệnh nhân với tư thế ngồi, cổ ngửa thẳng, há miệng, thè lưỡi và phát âm “A”. Có 4 mức độ như sau (Hình 3):

– I: Thấy khẩu cái cứng, khẩu cái mềm, lưỡi gà, thành sau họng, trụ trước và trụ sau Amygdales.

– II: Thấy khẩu cái cứng, khẩu cái mềm, một phần lưỡi gà và thành sau họng.

– III: Thấy khẩu cái cứng, khẩu cái mềm và nền của lưỡi gà.

– IV: Chỉ thấy khẩu cái cứng.

Nếu ở mức độ III và IV là đặt nội khí quản khó.

Hình 3. Tiêu chuẩn đánh giá đặt NKQ theo Mallampati

3. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN KHÓ

3.1. Thay đổi tư thế bệnh nhân

-Có thể kê cao đầu bằng một gối nhỏ khoảng 10 cm để làm cho trục khoang miệng và thanh quản thành một đường thẳng.

– Nếu bệnh nhân béo phi, phải đặt tư thế dốc.

– Nhờ người phụ ấn vào sụn thanh quản ra sau và lên trên.

-Nhờ người phụ kéo môi trên ra sau để thấy thanh quản rõ hơn.

3.2. Dùng nòng nội khí quản, que dẫn đường hoặc đèn soi thanh quản có video

– Dùng nòng nội khí quản (Mandrin hay Stylet) cho vào ống nội khí quản để uốn cong nội khí quản theo hình cây gậy hoặc chữ S để đặt dễ dàng hơn.

– Dùng que dẫn đường (Guide) có một đầu mềm, đặt vào trong khí quản trước sau đó luồn ống nội khí quản theo que này.

– Dùng đèn soi thanh quản có video (video laryngoscope)

3.3. Dùng mask thanh quản

3.4. Chọc kim qua màng nhẫn giáp để thông khí

3.4. Các phương pháp khác

3.4.1. Đặt nội khí quản mù qua mũi

– Đưa ống nội khí quản qua mũi khoảng 10cm sau đó vừa đầy nhe nhàng vào ở thì bệnh nhân hít vào vừa kiểm tra hơi thở ra của bệnh nhân qua lỗ ngoài ống nội khí quản ở thì thờ ra. Khi ống nội khí quản qua dây thanh âm, bệnh nhân sẽ có phản xạ họ và có hơi thoát ra khỏi ống.

– Kiểm tra vị trí của ống bằng bóp bóng và nghe phối rồi cố định ống,

3.4.2. Đặt nội khí quân ngược dòng
3.4.3. Đặt nội khí quản bằng ống soi mềm

3.5. Xử trí nội khí quản khó theo tiếp cận VORTEX

Hình 11. Sơ đồ Vortex

– Bước 1: Đặt nội khí quản. Không được quá 3 lần. Sau mỗi lần đặt phải có sự thay đổi (tư thế bệnh nhân, người có kinh nghiệm hơn)

– Bước 2: Nếu không đặt được nội khí quản thì dùng mask thanh quản. Uu tiên dùng thế hệ 2. Số lần thực hiện < 3 lần.

– Bước 3: Nếu không đặt được mask thanh quân thì tiếp tục thông khí cho bệnh nhân và chờ đợi người trợ giúp cũng như chuần bị thực hiện các kỹ thuật cao hơn.

Bước 4: Nếu không thể đặt nội khí quản, không thể đặt mask thanh quản, không thể thông khí bằng mask, thì phải thông khí qua màng nhẫn giáp.

Chỉ mục