PHẢN VỆ
1. ĐẠI CƯƠNG
– Phản vệ và sốc phản vệ là một cấp cứu thường gặp, có thể xảy ra tại bắt cứ nơi nào khi bệnh nhân tiếp xúc với các dị ứng nguyên. Trong các cơ sở y tế thường liên quan đến các loại thuốc, hỏa chất, vắc xin, truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu… Hoặc tại cộng đồng do thức ăn, hóa mỹ phẩm, phấn hoa, côn trùng đốt.
– Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sảng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.
– Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vài phút. Cấp cứu sốc phản vệ phải khẩn trương như là cấp cứu ngừng tuần hoàn, đó là phải được tiến hành ngay tại chỗ cho đến khi đảm bảo được đường thở rồi mới được chuyển đi nơi khác.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng gợi ý
Nghĩ đến phản vệ khi xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng sau
– Mày đay, phù mạch nhanh
– Khó thở, tức ngực, thở rít
– Đau bụng hoặc nôn
– Tụt huyết áp hoặc ngất
– Rối loạn ý thức.
2.2. Các bệnh cảnh lâm sàng thường gặp
3.2.1. Bệnh cảnh lâm sàng 1
Các triệu chứng xuất hiện trong vài giây đến vài giờ ở da và niêm mạc (mày đay, phù mạch và ngứa…) và có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sau:
– Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít)
– Tụt huyết áp hay hậu quả của tụt huyết áp (rối loạn ý thức, đại tiểu tiện không tự chủ).
2.2.2. Bệnh cảnh lâm sàng 2
Ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau xuất hiện trong vài giây đến vài giờ khi bệnh nhân tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ
– Biểu hiện ở da và niêm mạc: Mày đay, phù mạch nhanh, ngứa
– Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít)
– Tụt huyết áp hay hậu quả của tụt huyết áp ( rối loạn ý thức, đại tiểu tiện không tự chủ)
– Các triệu chứng tiêu hóa: Nôn, đau bụng.
2.2.3. Bệnh cảnh lâm sàng 3
Tụt huyết áp xuất hiện vài giây đến vài giờ sau khi tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ mà bệnh nhân đã từng bị dị ứng
– Trẻ em: Giảm ít nhất 30% huyết áp tâm thu (HATT) hoặc tụt huyết áp tâm thu so với tuổi (HATT < 70 mmHg)
– Người lớn: HATT < 90 mmHg hoặc giảm 30% giá trị HATT nền.
2.3. Phân độ
Phản vệ có thể phân thành 4 mức độ như sau, mức độ phản vệ có thể nặng
lên rất nhanh và không theo tuần tự.
2.3.1. Nhẹ (độ I): Chỉ có biểu hiện ở da, tổ chức dưới da và niêm mạc như ngứa, nổi mề đay, phù mạch.
2.3.2. Nặng (độ II): Có biểu hiện từ 2 hoặc nhiều cơ quan:
– Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.
– Khó thở nhanh nông, tức ngực, khản tiếng, chảy nước mũi.
– Đau bụng, nôn, ỉa chảy.
– Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.
2.3.3. Nguy kịch (độ III): Biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn
– Đường thở. Rít thanh quản, phủ thanh quân
– Nhịp thở: Thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở
– Rối loạn ý thức: Vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn
– Tuần hoàn: Sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.
2.3.4. Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngưng tuần hoàn
2.4. Chẩn đoán phân biệt
– Các trường hợp sốc: Sốc tim, sốc giảm thể tích, sốc nhiễm khuẩn
– Tai biến mạch máu não
Các nguyên nhân đường hô hấp: COPD, cơn hen phế quản, khó thở thanh quản
– Các bệnh lý ở da: Mày đay, phù mạch
– Các bệnh lý nội tiết: Cơn bão giáp, hội chứng carcinoid, hạ đường máu
– Các ngộ độc: Rượu, opiat.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc chung
– Tất cả các trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ.
– Bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, nhân viên y tế phải xử trí ban đầu cấp cứu phản vệ.
– Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống bệnh nhân bị phản vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên
3.2 Xử trí cấp cứu theo phác đồ
3.3. Xử trí tiếp theo
– Hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn: Tùy mức độ suy tuần hoàn, hô hấp có thể sử dụng một trong số các phương pháp sau
+ Thở oxy qua mặt nạ: 6 – 10 lít/phút cho người lớn, 2 – 4 lít/phút cho trẻ em.
+ Bóp bóng ambu có oxy
+ Đặt ống NKQ, thông khí nhân tạo nếu thở rít tăng lên không đáp ứng với thở oxy + adrenalin.
+ Mở khí quản nếu có phủ thanh môn hạ họng không đặt được NKQ
– Truyền tĩnh mạch chậm: Aminophyllin 1mg/kg/giờ hoặc salbutamol 0,1 µg/kg/phút hoặc terbutalin 0,1 µg/kg/phút (tốt nhất qua bơm tiên điện hoặc máy truyền dịch).
– Nếu không nâng được huyết áp theo mục tiêu sau khi đã truyền đủ dịch và adrenalin có thể truyền thêm dung dịch keo (huyết tương, albumin hoặc bất ki địch keo nào sẵn có).
– Các thuốc khác có thể sử dụng
+ Kháng histamin H, như diphenhydramin TB hoặc TM ở người lớn 25- 50 mg và trẻ em 10-25 mg.
+ Kháng histamin H₁ như ranitidin người lớn 50 mg, trẻ em 1 mg/kg.
+ Glucagon: Sử dụng trong tụt huyết áp và nhịp chậm không đáp ứng với adrenalin. Liều dùng người lớn 1 – 5 mg tiêm tĩnh mạch trong 5 phút, trẻ em 20- 30 µg/kg, tối đa 1 mg. Sau đó truyền TM 5 – 15 µg/phút. Cần đảm đường thở tốt vi glucagon gây nôn.
3.4. Theo dõi điều trị
– Trong giai đoạn cấp: Theo dõi mạch, HA, nhịp thở, SpO2 và trì giác 3-5 phút/lần cho đến khi ổn định.
– Trong giai đoạn ổn định: Theo dõi mạch, HA, nhịp thở, SpO, và trị giác 1 – 2 giờ/lần trong ít nhất 24 giờ tiếp theo.
– Tất cả các bệnh nhân phản vệ cần được theo dõi ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định và đề phòng phản vệ pha 2.
– Ngưng cấp cứu: Nếu sau khi cấp cứu ngừng tuần hoàn tích cực không hiệu quả.
5. DỰ PHÒNG
– Hỏi kỹ tiền sử dị ứng của bệnh nhân đặc biệt với các loại thuốc, thức ăn Thực hiện đúng qui trình thử test với một số thuốc theo qui định của Bộ Y Tế.
– Luôn nhớ kiểm tra hộp thuốc cấp cứu chống sốc phản vệ có đủ số lượng, hạn dùng không, phác đồ cấp cứu và hộp thuốc này luôn để ở xe tiêm truyền khi chăm sóc, thực hiện thuốc cho bệnh nhân.
– Thường xuyên tập huấn lại cho nhân viên về phác đồ cấp cứu sốc phản vệ.