QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐẶT CATHETER ĐỘNG MẠCH
QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐẶT CATHETER ĐỘNG MẠCH
1. ĐẠI CƯƠNG
Đặt catheter động mạch và đo huyết áp xâm nhập là một kỹ thuật khá thường gặp, áp dụng cho các bệnh nhân có rối loan huyết động ở các đơn vị cấp cứu và hồi sức tích cực. Kỹ thuật này thay thế cho kỹ thuật đo huyết áp không xâm nhập truyền thống. Ưu điểm của kỹ thuật này là đo huyết áp liên tục, nhanh chóng, ngoài ra còn cho phép lấy máu động mạch xét nghiệm một cách dễ dàng.
2. CHỈ ĐỊNH
– Các bệnh nhân nặng có huyết áp không ổn định, đang được điều trị duy trì bằng các thuốc vận mạch hoặc trợ tim.
– Nguy cơ rối loạn huyết động trong và sau phẩu thuật (đặc biệt là phẩu thuật tim và mạch máu lớn, u tủy thượng thận…).
-Có thể chị đinh cho các bệnh nhân đặt bóng động mạch chủ hoặc bơm thuốc trực tiếp vào động mạch (thuốc tiêu sợi huyết).
– Cần lấy khí máu nhiều lần ở các bệnh nhân suy hô hấp.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Không có chống chỉ định tuyệt đối..
– Cần lưu ý các bệnh nhân rối loạn đông máu chưa được điều chỉnh hoặc có nhiễm khuẩn tại vị trí động mạch dự định tiến hành chọc. Test Allen dương tính (khi đặt ở động mạch quay).
4. CHUẨN BỊ
4.1. Dụng cụ
– Một catheter động mạch và bộ dây dẫn, cảm biến (transducer),
– Heparin chuẩn, bơm tiêm 1ml, bơm tiêm 5 ml; lidocain 2% 1 ông.
– Natri clorua 0.9% 500ml và túi bơm hơi áp lực.
– Cồn iode, bông gạc, găng vô khuẩn, săng lỗ, băng dán trong (opsite).
– Băng keo cuộn.
– Mornitor có chức năng đo huyết áp xâm nhập
– 1 khăn nhỏ cuộn lai để kê dưới cổ tay (nếu đặt catheter ở động mạch quay).
4.2. Vị trí
Động mạch quay là vị trí thường được lựa chọn để đặt catheter, tiếp theo là động mạch đùi. Một số ít trường hợp có thể đặt catheter các động mạch sau: mu bàn chân, động mạch cánh tay và nách. Mặc dù cả hai động mạch quay và bẹn đều được sử dụng và biến chứng như nhau nhưng động mạch quay thường được lựa chọn đầu tiên.
4.3. Bệnh nhân
Giải thích cho bệnh nhân nếu bệnh nhân còn tỉnh táo hoặc người nhà bệnh nhân.
4.4. Hồ sơ bệnh án
Đề nghị viết kí cam kết đồng ý thực hiện kỹ thuật, phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật.
5. QUY TRÌNH ĐẶT CATHETER ĐỘNG MẠCH QUAY
5.1. Chuẩn bị dụng cụ
– Pha 1000 đơn vị Heparin vào 500 ml NaC1 0,9%.
– Cho vào túi bơm áp lực, bơm áp lực đến 250 – 300 mmHg
– Kết nối với hệ thống dây dẫn và transducer.
– Bơm tráng tất cả hệ thống, chú ý đuổi khí cẩn thận
– Kết nối cáp dẫn vào monitor và cảm biến
– Cố định vị trí cảm biên (transducer): Ngang liên sườn IV đường nách giữa. Chú ý đảm bảo vô khuẩn đầu khóa, sẽ nối với catheter.
– Zero áp lực: Mở khóa về không khí, ấn nút zero trên của số huyết áp xâm nhập trên monitor.
5.2. Chuẩn bị bệnh nhân
– Bệnh nhân nằm ngửa.
– Tay để dọc hoặc vuông góc thân mình.
-Test Allen vị trí tay dự định chọc.
-Cố định tay để cổ tay ngửa tối đa.
5.3. Kỹ thuật đặt ống thông động mạch quay và đo huyết áp xâm nhập
1. Sát khuẩn tại chổ bằng dung dịch cồn iod.
2. Trải săng vô khuẩn.
3. Xác định vị trí chọc. Gây tê tại chỗ 0,5 ml lidocain 2%.
4. Lấy hai ngón tay số 2 và 3 của tay không thuận để bắt mạch quay của bệnh nhân tại vị trí trên gan tay 3 – 4 cm.
5. Dùng ngón tay cái, cầm catheter như cầm bút chì giữa hai ngón tay trỏ và ngón tay cái.
6. Khi sờ nhẹ động mạch quay, cắm kim catheter một góc 30 – 45 độ so với mặt da để chọc động mạch quay. Ép mạnh quá có thể làm tắc động mạch quay và luồn catheter khó khăn.
7. Dễ dàng luồn catheter theo hướng động mạch cho đến khi có máu trào qua đầu catheter.
8. Nếu dùng một catheter đơn giản dạng như kim luồn, đầu mũi kim được luồn nhẹ nhàng vào động mạch để đàm bảo đầu catheter đã nằm trong lòng mạch.
9. Hạ kim và catheter sát mặt da (thay vì 30° – 45°). Trong khi đó dùng ngón cái để cố định kim, nhẹ nhàng luồn catheter vào trong lòng động mạch bằng chuyển động xoắn nhẹ.
10. Rút kim, catheter đúng vị trí được thể hiện bằng có dòng máu trào ra theo nhịp tim. Nếu sử dụng catheter có dây dẫn (guide wire), khi có dòng máu tràn ra cố định catheter, kim và luồn nhẹ nhàng đẩy dây dẫn vào trong lòng độngmạch, gặp rất ít cản trở. Rút dây dẫn và kim, máu trào ra theo nhip tim khi catheter đúng vị trí.
11. Nối catheter với transducer và bộ phận khuếch đại
12. Cố định catheter vào da, thường khâu đính hoặc bằng các dụng cư cố định.
13. Sát khuẩn lại bằng các dung dịch như betadin hoặc chlorhexidin và che phủ bảo vệ bằng băng dính vô khuẩn.
14. Đánh dấu đường truyền đông mạch để phân biệt đường truyễn tĩnh mạch.
5.4. Kỹ thuật lấy máu động mạch
1. Chỉnh khóa vị trí 45° khi thay syringe.
C. Quan sát SpO2
3. Rút 1 ml máu bằng bơm tráng heparin
4. Giữ bơm thẳng góc để đuổi khí
5. Ghi tên vào bơm, đặt vào túi đá
6. Bơm phụt ống thông, khóa, dây dẫn cho sạch máu
7. Tháo găng, rửa tay.
5.5. Kỹ thuật rút ống thông
1. Kiểm tra chức năng đông máu
2. Rửa tay, mang găng.
3. Sát trùng vùng rút ông thông, cắt chỉ (nếu có)
4. Rút ống thông nhẹ nhàng với đè ép trực tiếp bằng gạc vô khuân.
5. Giữ tay thẳng, duy trì áp lực 5 phút. Kiểm tra nếu còn chảy máu, tiếp tục 5 phút. Khi máu ngừng chảy vẫn duy trì thêm 5 phút.
6. Băng vùng chọc, không đè ép, không băng quanh cô tay
7. Tháo găng, rửa tay.
8. Hạn chế cử động tay ít nhất 1 giờ sau rút.
9. Kiểm tra chảy máu vùng chọc, tuần hoàn đầu xa mỗi 5 phút/30 phút, mỗi 30 phút x 2 lần, mỗi 1 giờ x 4 lần
6.THEO DÕI
– Theo dõi các chỉ số sinh tồn trong và sau khi làm thủ thuật
– Theo dõi diễn biến và kết quả của kỹ thuật
– Theo dõi tai biến và biến chứng của kỹ thuật
7. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA ĐẶT CATHETER ĐỘNG MẠCH
– Tắc mạch
– Nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân
– Máu tụ
– Giả phình mạch
– Chảy máu
– Mất máu nhiều do lấy máu làm xét nghiệm
– Giảm tiểu cầu do heparin
-Máu tụ sau phúc mạc (đặt catheter động mạch đùi)
– Thiếu máu chi bệnh lí mạch máu ngoại vi đau tại chỗ.