QUY TRÌNH KHỬ KHUẨN MÁY THỞ

1. ĐẠI CƯƠNG

Viêm phổi bệnh viện là loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp tại khoa Hồi sức Cấp cứu và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các loại nhiễm khuẩn bệnh viện (30 – 70%). Đây là một vấn đề rất khó khăn mà các khoa Hồi sức Cấp cứu đang phải đương đầu, bệnh nhân thường đông và cường độ sử dụng máy thở rất cao, do vậy công việc khử khuẩn máy thở đóng một vai trò quan trọng trong công việc giảm nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện.

Tại các nước phát triển, dây máy thở, bình đốt và các phin lọc máy thở chỉ sử dụng một lần, để giảm chi phí chúng ta tái sử dụng các dây máy thở và các phụ kiện đi kèm. Vì vậy, vấn đề khử khuẩn đóng vai trò hết sức quan trọng trong quả trình hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện.

Một số khái niệm về khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ y tế:

Tiệt khuẩn (Sterilization): Là quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn.

Khử khuẩn (Disinfection): Là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất cả vì sinh vật gây bệnh trên dụng cụ nhưng không diệt bào tử vi khuẩn. Có 3 mức độ khử khuẩn:

+ Khử khuẩn mức độ cao: Là quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn.

+ Khử khuẩn mức độ trung bình: là quả trình khử được M.tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, nhưng không tiêu diệt được bảo từ vi khuẩn.

+ Khử khuẩn mức độ thấp: tiêu diệt được các vi khuẩn thông thường, một vài virus và nắm, nhưng không tiêu diệt được bảo tử vi khuẩn.

– Làm sạch (Cleaning): là quá trình sử dụng biện pháp cơ học để làm sạch những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ bám trên dụng cụ, mà không nhất thiết phải tiêu diệt được hết các tác nhân nhiễm khuẩn. Quá trình làm sạch là một bước bắt buộc phải thực hiện trước khi thực hiện quá trình khử khuẩn, tiệt khuẩn tiếp theo để hiệu quả của việc khử khuẩn, tiệt khuẩn được tối ưu.

– Khử nhiễm (Decontamination): Là quá trình sử dụng tính chất cơ học và hóa học, giúp loại bỏ các chất hữu cơ và giảm số lượng các vi khuẩn gây bệnh có trên dụng cụ để bảo đảm an toàn khi sử dụng, vận chuyển và thải bỏ.

Cấu tạo máy thở liên quan đến khử khuẩn: Máy thở gồm 3 phần chính: 4

+ Phần thân máy.

+ Phần đường thở nối máy với bệnh nhân. +

+ Giữa 2 hệ thống này có các phin lọc khuẩn ngăn cách.

2. CHỈ ĐỊNH

– Tất cả các máy thở đã qua sử dụng cho bệnh nhân.

– Tất cả các máy thở chuẩn bị đưa vào sử dụng cho bệnh nhân.

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

4. CHUẨN BỊ

4.1. Người thực hiện

Một kỹ thuật viên được đào tạo về kỹ thuật khử khuẩn máy thở.

4.2. Chuẩn bị phương tiện

4.2.1. Các phòng dụng cụ

– Phòng chứa máy: Tốt nhất có 2 phòng, một phòng chứa máy bần và một phòng chứa máy sạch và có cửa ra vào riêng biệt và có cửa thông giữa hai phòng.

– Phòng máy bần là nơi tiến hành tháo đường thở để đưa đi hấp, làm sạch máy bần trước khi đưa sang phòng máy sạch.

– Phòng máy sạch là nơi lắp ráp đường thở đã được khử khuẩn vào máy thở, chứa các máy sẵn sàng hoạt động. Do vậy, phòng này cần có các hệ thống tủ đựng các thiết bị máy thở đã được khử khuẩn, hệ thống đèn cực tím để khử

– khuẩn toàn bộ phòng, hệ thống điện và khi nên để tiến hành thứ mấy, chuẩn bị máy.

4.2.2 Vật tư tiêu hao

– Găng sạch: 02 đôi

– Khăn lau máy

– Nước cất

– Dung dịch sát khuẩn tay nhanh

– Xà phòng rửa tay diệt khuẩn

– Mũ: 01 cái

– Khẩu trang: 01 cái

– Dung dịch khử khuẩn bề mặt

– Dung dịch khử khuẩn sơ bộ.

5. TIẾN HÀNH

Ngay sau khi không còn sử dụng máy thở nữa, đưa máy về phòng máy bần để tiến hành khử khuẩn đường thở và làm sạch máy thở.

– Bước 1: Tại phòng máy bần.

Đường thở được thảo ra khỏi máy thở (bao gồm cả phin lọc khuẩn). Toàn bộ hệ thống này (trừ bộ phận cảm ứng nhiệt dùng cho bình làm ẩm được đề riêng) được gói lại và chuyển xuống khoa Chống nhiễm khuẩn để tiến hành khử khuẩn.

Thân máy:

+ Sau khi thảo hệ thống dây thở ra, thân máy được làm sạch bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường, thường dùng nhất là cồn 70 độ.

+ Lau toàn bộ máy bao gồm vỏ máy, tay cầm, bàn điều khiển, màn hình, dây oxy, dây khi nén, dây điện, buồng đốt bình làm ẩm, bộ phân cảm ứng nhiệt của bình làm ẩm… Sau khi lau sạch máy, chuyển máy sang phòng máy sạch.

– Bước 2: Tại khoa Chống nhiễm khuẩn.

+ Hệ thống đường thở có thể được khử khuẩn bằng hoá chất (thường là cidezime và cidex 2%) để khử khuẩn dây đường thở.

+ Ngày nay người ta còn dùng khi ethylen oxid để tiến hành khử khuẩn các phin lọc khuẩn. Sau khi khử khuẩn xong, các thiết bị này lại được đóng gói lại và chuyển về phòng máy sạch.

– Trong điều kiện chưa có khoa Chống nhiễm khuẩn, có thể tiến hành khử khuẩn các thiết bị của hệ thống dây thở ngay tại khoa.

+ Trường hợp này chủ yếu ta dùng cidezime và cidex 2% để ngâm các thiết bị này.

+ Cidezime có hoạt tính khử protein, do đó làm tan và long các mảng protein chủ yếu là đòm, máu, mù của bệnh nhân trong đường thở.

+ Cidex có tác dụng khử khuẩn rất tốt. Phải ngâm tối thiểu là 30 phút với cidex 2%.

+ Quy trình: ngàm dây thở, đầu nối chữ Y, cốc ngưng vào dung dịch cidezime trong vòng khoảng 30 phút, sau đó vớt dụng cụ và rửa sạch dưới dòng nước máy. Ngâm tiếp dụng cụ vào dung dịch cidex trong vòng khoảng 30 phút sau đó vớt dụng cụ rửa với nước cất và để khô tự nhiên trong phòng và đóng gói.

– Bước 3: Tại phòng máy sạch.

+ Hệ thống dây thở đã được khử khuẩn sẽ được lắp ráp vào thân máy đã được làm sạch theo nguyên tắc vô khuẩn.

+ Sau khi đã lắp máy xong, tiến hành kiểm tra hoạt động của máy thờ Nếu máy thở hoạt động tốt, sẽ xếp vào một chỗ, chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động.

+ Khi không có người trong phòng máy sạch (ban đêm), nên bật đèn cực tím lên để đảm bảo duy trì môi trường sạch khuẩn cho phòng máy sạch.

6. KẾT LUẬN

Khử khuẩn máy thở là việc cần được thực hiện thường quy nhằm đảm bảo tránh nhiễm khuẩn chéo giữa các bệnh nhân dùng chung máy thở. Qua đó cũng kiểm tra và bảo quản máy thở trong quá trình sử dụng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong sử dụng máy thở.